Sinh hoạt phí của lưu học sinh đề án 322:

Vẫn chưa được trả bằng đồng bản địa

Vẫn chưa được trả bằng đồng bản địa
TP - Dù Bộ GD&ĐT cho biết, đã xem xét khắc phục nhưng, đến nay lưu học sinh (LHS) vẫn chỉ được nhận tiền bằng đồng đô la Mỹ và Euro.

Đầu năm 2007, qua báo Tiền Phong, nhiều LHS được cử đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài theo đề án tạo cán bộ bằng ngân sách nhà nước (đề án 322) phản ánh lâm vào tình trạng khốn đốn vì tiền sinh hoạt phí thấp và bị gửi chậm, có khi đến nửa năm.

Bên cạnh đó, do chỉ được nhận tiền bằng đồng đô la Mỹ mà không phải đơn vị tiền tệ của nước đang theo học nên mức tiền không ổn định, phụ thuộc vào sự lên xuống, bấp bênh của đồng đô la Mỹ.

Đầu năm 2007, nhiều LHS được cử đi du học theo đề án 322  phản ánh bị chậm và thiệt vì không được trả sinh hoạt phí bằng đồng bản địa.

Tháng 1/2007, trả lời phỏng vấn Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khi đó là Trần Văn Nhung (đã nghỉ hưu) cho biết, Bộ rất muốn và sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan (Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao) để xem xét và sớm phát sinh hoạt phí cho LHS bằng tiền bản tệ.

Thế nhưng, cho đến nay, LHS thuộc đối tượng này vẫn chưa được trả tiền sinh hoạt phí bằng đồng tiền của nước đang theo học, mà vẫn phải nhận đồng đô la Mỹ và Euro.

Vì thế, nhiều LHS tiếp tục gửi ý kiến về vấn đề này, cho rằng mức trợ cấp sẽ lên xuống thất thường, không ổn định, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang khó khăn như hiện nay.

Theo một chuyên viên tư vấn Đề án 322 - Cục Đào tạo với Nước ngoài - Bộ GD&ĐT, sau khi nhận được phản ánh của LHS, từ ngày 1/1/2008, sinh hoạt phí đã được điều chỉnh tăng theo Thông tư liên tịch số 144 của ba bộ: Tài chính, GD&ĐT và Ngoại giao.

Cũng theo thông tư này, LHS học tại châu Âu được cấp sinh hoạt phí bằng đồng Euro, còn tại các nước khác được trả sinh hoạt phí bằng đồng đô la Mỹ.

Chuyên viên này còn cho biết, trước khi có Thông tư 144, Bộ GD&ĐT đã đề nghị nên trả sinh hoạt phí bằng một số loại ngoại tệ mạnh ở những nước có LHS theo Đề án 322, nhưng các bộ chưa thống nhất trả sinh hoạt phí bằng tiền bản địa cho LHS ở các nước.

Điều lạ là ở chỗ, tiền đóng học phí cho LHS, Bộ GD&ĐT phải trả bằng đồng bản địa cho các trường, trong khi đó, tiền sinh hoạt phí Bộ GD&ĐT lại phải gửi bằng đồng đô la Mỹ (hoặc đồng Euro) cho cùng một lưu học sinh (?).

Tăng sinh hoạt phí nếu giá tăng

Theo Thông tư liên tịch số 144, có thể điều chỉnh mức sinh hoạt phí khi chỉ số giá tiêu dùng tại nước có LHS đang học tăng từ 10% trở lên, hoặc khi điều kiện kinh tế, tài chính của Nhà nước cho phép.

LHS tại các nước có thể thông qua Đại sứ quán Việt Nam kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT và Bộ Ngoại giao xem xét việc cấp sinh hoạt phí bằng tiền bản địa phù hợp với loại tiền mà Bộ GD&ĐT phải thanh toán cho LHS tại mỗi nước.

Đồng thời, xác nhận mức tăng chỉ số giá tiêu dùng ở mỗi nước trong năm qua, làm cơ sở cho việc điều chỉnh mức sinh hoạt phí cho lưu học sinh.

Hiện nay, Cục Đào tạo với Nước ngoài (Bộ GD&ĐT), Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao cùng tham gia vào quá trình quản lý, cấp sinh hoạt phí cho LHS theo đề án 322. Cứ sáu tháng một lần, LHS gửi báo cáo tình hình học tập của mình cho Cục Đào tạo với Nước ngoài.

Trên cơ sở đó, tiền sinh hoạt phí được gửi trực tiếp vào tài khoản của từng LHS (trước đây ở một số nước phải thông qua đại sứ quán), trừ một số nước (chẳng hạn như Cuba, bị cấm vận nên phải chuyển tiền đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico).

Khi lĩnh tiền, LHS sẽ nhận bằng đồng tiền của nước sở tại theo tỉ giá của ngân hàng trả tiền, áp dụng cho thời điểm đó. Vì thế mới có chuyện, dù được tăng mức sinh hoạt phí từ 1/1/2008, do có sự thay đổi về tỉ giá ngoại tệ với đồng đô la Mỹ, lại ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, ở nhiều nước, số tiền LHS được nhận sau khi chuyển đổi bị giảm so với trước 1/1/2008.

Từ 1/1/2008, mức sinh hoạt phí đối với LSHS hưởng học bổng thuộc Đề án 322 và Đề án Chuyển đổi nợ Nga là:

Lưu học sinh tại Tây Âu và Bắc Âu: 740 EUR/tháng

Tại Đông Âu (Ba Lan, Bungary, Hungary, Séc, Slovakia, Rumani, Ucraina, Belarus, Nga: 400 USD/tháng

Tại Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản: 1.000 USD/tháng

Tại Australia và New Zealand: 860 USD/tháng

Tại Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông: 500 USD/tháng

Tại Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ: 350 USD/tháng

Tại Thái Lan, Philippines, Malaysia: 300 USD/tháng

Tại Campuchia, Lào, Mông Cổ, Cuba: 170 USD/tháng

Tại Ai Cập: 450 USD/tháng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.