Vì sao không điều chỉnh đáp án khi đề thi đã sai ?

Vì sao không điều chỉnh đáp án khi đề thi đã sai ?
Trước kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, Thứ trưởng Bành Tiến Long có quyết tâm không để đề thi sai sót dù chỉ dấu phẩy. Nhưng thực tế thì đề thi môn Hóa Khối A (câu III.2) đã bị sai.

Thứ trưởng đã công nhận với báo chí: “Bộ GD và ĐT nhận trách nhiệm về 3 điều đáng tiếc” trong đó có việc đề thi Hóa khối A bị “hạt sạn” và hứa sẽ điều chỉnh đáp án để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Nhưng sau đó thì đáp án vẫn như cũ?

Như vậy đã chấp nhận một bài toán không có tính khoa học! Một bài toán Hóa ảo! Còn có cách khác để giải Câu III.2 này chứ không phải chỉ có một cách duy nhất (theo đó thì buộc phải áp dụng ĐLBTKL mới có điểm) của Ban Đề Thi như lời Cục Trưởng Cục Khảo Thí.

Cách khác để giải Câu III.2 không dùng ĐLBTKL:

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Al, Fe, Cu

Sau khi viết các phương trình phản ứng, ta nhận thấy:

Số mol H2SO4 : n (H2SO4) = 

Biểu thức khối lượng B1 : 27x + 56y + 64z = 33,4

hay   (I)

Biểu thức khối lượng B2 : 

Hay   (II)

Giải hệ (I) và (II) thì   = 0,5 và  =  1,4

Cứ bỏ qua nghiệm âm đi và chỉ quan tâm đến số mol H2SO4 :

n (H2SO4) =   = 0,5 mol , khi tính thể tích H2SO4 vẫn ra đúng đáp án. Nhưng khi thí sinh giải hệ phương trình mà thấy nghiệm âm vội vàng bỏ đi vì nghĩ rằng mình sai chứ không thể đề sai. Một số thí sinh đổi lại làm Fe2O3 thay vì Fe3O4  rồi cũng thấy nghiệm âm. Cách áp dụng ĐLBTKL, trong một số trường hợp là cách gọn gàng nhất nhưng không phải là cách duy nhất. Chính vì Ban đề thi đã cho rằng chỉ có 1 cách duy nhất mới dẫn đến đáp số (trả lời báo Tiền phong, www.baotienphong.com.vn ngày 11/7/05), nên không có sự điều chỉnh đáp án, điều này làm cho nhiều thí sinh bị thiệt một cách oan uổng.

MỚI - NÓNG