Việt Nam lọt Top 10 Châu Á - Thái Bình Dương về công bố quốc tế chất lượng cao năm 2020

Bảng xếp hạng theo quốc gia/vùng lãnh thổ về xuất bản bài báo quốc tế trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới giai đoạn từ ngày 01/1/2019 đến 31/12/2019 của tổ chức Nature Research cho thấy, Việt Nam đứng thứ 10 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2020.

Điều đáng mừng là Việt Nam đã duy trì được thứ hạng này liên tục từ 2017 đến nay.

Việt Nam lọt Top 10 Châu Á - Thái Bình Dương về công bố quốc tế chất lượng cao năm 2020 ảnh 1

Đối sánh với các nước Đông Nam Á, mặc dù tụt 4.9% điểm so với 2018 và xếp dưới Singapore và Thái Lan, nhưng với tổng điểm bài báo năm 2019 (kết quả tính cho 2020) đạt 16.35, Việt Nam vẫn xếp trên các nước có tên trong bảng, như: Indonesia, Malaysia, Philippines, Myanmar, Campodia, Brunei, Laos. Theo nhiều chuyên gia, những năm gần đây Malaysia là nước có lượng công bố quốc tế hằng năm gấp nhiều lần Việt Nam, và có tốc độ gia tăng số bài báo nhanh nhất khu vực. Nhưng dữ liệu Nature Index cho thấy, họ dường như chú trọng số lượng hơn chất lượng, khi điểm đóng góp của các bài báo vào những tạp chí chất lượng hàng đầu thế giới giảm 13.7% so với năm ngoái

Việt Nam lọt Top 10 Châu Á - Thái Bình Dương về công bố quốc tế chất lượng cao năm 2020 ảnh 2

Với bảng xếp hạng các quốc gia đang lên về nghiên cứu chất lượng cao toàn thế giới, đáng chú ý Thái Lan là quốc gia duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 10. Đứng đầu bảng xếp hạng này là Trung Quốc, tiếp theo là Norway và Cộng hòa Czech. Thái Lan cũng cho thấy sự phát triển nhanh ở lĩnh vực Hóa học, khi cũng vào Top 10 và đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng theo lĩnh vực

Việt Nam lọt Top 10 Châu Á - Thái Bình Dương về công bố quốc tế chất lượng cao năm 2020 ảnh 3

Đối với các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam, dữ liệu từ Nature Index trong khung thời gian 01/1/2019 đến 31/12/2019 cho thấy có 30 đơn vị được xếp hạng. Ba đơn vị đứng đầu là:

1.     Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam,

2.     Trường ĐH Duy Tân, và

3.     Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Điểm mới là trong top 10 năm nay có sự xuất hiện lần đầu tiên của trường ĐH Phenikaa, và ngay lập tức đứng vị trí thứ 5 với 1.48 điểm.

Việt Nam lọt Top 10 Châu Á - Thái Bình Dương về công bố quốc tế chất lượng cao năm 2020 ảnh 4

Phân tích đơn vị đứng đầu trong từng lĩnh vực ở Việt Nam cho thấy:

-         Khoa học Trái đất & Môi trường: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội,

-         Khoa học Sự sống: Bệnh viện Nhiệt đới,

-         Hóa học: ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, và

-         Vật lý: Trường ĐH Duy Tân.

Việt Nam lọt Top 10 Châu Á - Thái Bình Dương về công bố quốc tế chất lượng cao năm 2020 ảnh 5

Ở cấp độ toàn cầu, Nature Index cũng đưa ra bảng xếp hạng top 500 trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu. Phân tích đã cho thấy chỉ có 34 quốc gia trên toàn thế giới góp mặt. Trong đó, số lượng cơ sở nghiên cứu của 3 nước xếp đầu tiên là Mỹ, Trung Quốc và Đức, đã chiếm hơn 50% so với các quốc gia còn lại.

Việt Nam lọt Top 10 Châu Á - Thái Bình Dương về công bố quốc tế chất lượng cao năm 2020 ảnh 6

Ở bảng xếp hạng 100 cơ sở nghiên cứu “đang lên”, số lượng các trường của Trung Quốc chiếm số lượng áp đảo với 84 trường, cho thấy tốc độ phát triển về nghiên cứu chất lượng cao của Trung Quốc là đáng kinh ngạc. Nhưng nếu xét riêng các lĩnh vực, số cơ sở đang lên của Mỹ vẫn vượt trội hơn Trung Quốc ở 3/4 lĩnh vực: Khoa học Trái đất & Môi trường, Khoa học Sự sống, và Vật lý.

Việt Nam lọt Top 10 Châu Á - Thái Bình Dương về công bố quốc tế chất lượng cao năm 2020 ảnh 7  
Việt Nam lọt Top 10 Châu Á - Thái Bình Dương về công bố quốc tế chất lượng cao năm 2020 ảnh 8

Nature Index là một cơ sở dữ liệu về địa chỉ tác giả và mối liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu. Cơ sở dữ liệu này theo dõi và ghi nhận sự đóng góp vào các bài báo nghiên cứu được công bố trên 82 tạp chí chất lượng cao thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên; được chọn ra bởi các nhà nghiên cứu độc lập.

Cách xếp hạng của Nature Index là dựa vào 2 chỉ số:

-         AC: (hiện nay gọi là Count) đếm số bài báo tuyệt đối,

-         FC: (gọi là Share) đếm tỉ lệ đóng góp ở các cấp độ trường đại học/viện nghiên cứu/bệnh viện, hay cấp độ quốc gia.

Trong đó, chỉ số FC sẽ được sử dụng để xếp hạng.

Dữ liệu sử dụng cho việc xếp hạng được cập nhật liên tục trong 12 tháng gần nhất. Nature Index tập hợp nhiều bảng xếp hạng: Top cơ sở nghiên cứu; Top các quốc gia/vùng lãnh thổ; Top các quốc gia đang lên; Top các cơ sở nghiên cứu đang lên;… Bên cạnh đó còn có các bảng xếp hạng trong 4 lĩnh vực chính:

-         Khoa học Trái đất & Môi trường,

-         Khoa học Sự sống,

-         Vật lý, và

-         Hóa học.

Do chỉ tập trung vào 4 lĩnh vực khoa học và 82 tạp chí uy tín nhất thế giới, nên Nature Index không thể được xem là là bảng xếp hạng tổng thể về nghiên cứu cho đủ các ngành nghề. Nhưng nó lại luôn được xem là chỉ số cơ bản cho nghiên cứu chất lượng cao ở các mảng Khoa học Tự nhiên và Khoa học Sức khỏe & Sự sống, với nhiều cơ hội cho các trường, viện nhanh chóng leo thứ hạng nếu biết đầu tư đúng vào các nhân lực nghiên cứu có chuyên môn cao.

MỚI - NÓNG
Báo Tiền Phong và Trường ĐH Tài chính – Marketing ký kết hợp tác cùng phát triển
Báo Tiền Phong và Trường ĐH Tài chính – Marketing ký kết hợp tác cùng phát triển
TPO - Hai bên sẽ cùng tổ chức các buổi tọa đàm xoay quanh những chủ đề gần gũi với đời sống học đường, tâm lý sinh viên và các vấn đề xã hội đang quan tâm, qua đó lan tỏa giá trị tích cực; đồng thời phối hợp tổ chức các sân chơi học thuật, thể thao, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và các cuộc thi sắc đẹp cho sinh viên – học sinh…
Hà Nội nắng oi trước khi đón mưa xối xả
Hà Nội nắng oi trước khi đón mưa xối xả
TPO - Diễn biến thời tiết thực tế tại thủ đô Hà Nội trong 24 giờ qua có hình thái nóng xen kẽ mưa lớn, cảm nhận thực tế đặc biệt khó chịu cho những người mẫn cảm với thời tiết. Các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực sẽ duy trì đà tăng nhiệt nhẹ. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Chiều 6/7 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
Kiến nghị tăng bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cầu Tứ Liên

Kiến nghị tăng bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cầu Tứ Liên

TPO - Cử tri cho rằng, mức đền bù GPMB đối với dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên được công bố theo bảng giá quy định hiện nay là quá thấp, chênh lệch so với giá thị trường. Cử tri mong muốn thành phố xem xét, điều chỉnh tăng mức giá bồi thường đảm bảo nguyên tắc “chỗ ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện cho Hà Nội triển khai phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện cho Hà Nội triển khai phát triển trục Sông Hồng

TPO - Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với thành phố Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy hoạch chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố triển khai phát triển trục sông Hồng - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô trong kỷ nguyên mới.