Vụ lột đồ, đánh hội đồng nữ sinh ở Hưng Yên: Cần có bộ phận an toàn trường học
TP - TS tâm lý học Trần Thành Nam, ĐH giáo dục (ĐHQG Hà Nội) chia sẻ, một khảo sát cho thấy, có đến 37,89% học sinh bị bắt nạt ở trường chủ yếu như: nói xấu, tẩy chay, o bế thậm chí là bạo lực… “Tôi cho rằng với tình hình hiện nay, trong mỗi trường học cần có một bộ phận chịu trách nhiệm về an toàn trường học”, TS Nam đề xuất.

Sự việc nhóm học sinh nữ lớp 9 đánh hội đồng, lột đồ của bạn cùng lớp ông đánh giá như thế nào?
Quá đau lòng! Sự việc xảy ra cho thấy các hành vi bạo lực có tính chất ngày càng nghiêm trọng, hành động bạo lực theo nhóm có tổ chức, hành vi làm nhục không chỉ diễn ra trực tiếp mà còn được ghi lại, đăng lên mạng để làm nhục nạn nhân trực tuyến. Hành vi bạo lực ngang nhiên diễn ra ở những môi trường được kỳ vọng là nơi an toàn nhất, là nơi được định nghĩa mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Ông nghĩ sao một sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng nhà trường xử lý nội bộ, xóa clip?
Đây là cách xử lý kiểu bao biện, xí xóa, che dấu. Rõ ràng cách xử lý này tập trung vào quyền lợi của người lãnh đạo, tập trung vào quyền lợi thành tích của nhà trường chứ không phải xử lý xuất phát từ học sinh, vì học sinh, lấy quyền lợi của học sinh làm trung tâm.
Cách hành xử này nếu soi chiếu vào các nguyên tắc đạo đức cốt lõi như hành động phải thiện tâm và không gây hại, công bằng, chính trực, tôn trọng phẩm giá đều không đúng.
Trước đó học sinh này bị dọa, đánh nhiều lần và lần này ở mức độ nặng hơn, ông nghĩ sao về vấn nạn bạo lực học đường?
Những vụ việc như thế này có thể được phát hiện sớm và ngăn chặn nếu cha mẹ và thầy cô sớm nhận ra những dấu hiệu bạo lực lời nói hoặc thái độ thù địch của nhóm thủ phạm với nạn nhân. Cha mẹ và thầy cô nếu để tâm hơn đã sớm nhận ra những dấu hiệu bị bắt nạt ở nạn nhân (thể hiện qua dấu hiệu bất an, né tránh khỏi nhóm bạn, quần áo xộc xệch hoặc chân tay xước xát). Sự việc có lẽ đã không leo thang nếu giáo viên báo cáo và nhà trường có một bộ phận hỗ trợ tâm lý cho những trường hợp nạn nhân bị bắt nạt và theo dõi, hỗ trợ kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý cảm xúc cho nhóm có nguy cơ đi bắt nạt. Sự việc có thể đã không xảy ra nếu nhà trường có một chính sách không khoan nhượng với bạo lực học đường, bảo vệ nhà trường định kỳ kiểm tra tình trạng phòng học, khu vệ sinh sau giờ học để đảm bảo an toàn…

Theo ông, đâu là giải pháp bền vững để giảm thiểu bắt nạt và bạo lực học đường trong thời gian tới?
“Tôi cho rằng với tình hiện nay, trong mỗi trường học cần có một bộ phận chịu trách nhiệm về an toàn trường học. Bộ phận đó sẽ đánh giá và theo dõi mọi học sinh có nguy cơ gây hấn hoặc bạo lực trong trường để có kế hoạch giáo dục và hỗ trợ”.
TS Trần Thành Nam
Cùng chuyên mục

Tổ chức giáo dục EQuest đầu tư triệu đô vào Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội

Nhiều địa phương thiếu giáo viên Tiếng Anh

Một học sinh nguy kịch khi đi ngoại khóa ở Khu du lịch Đại Nam

Xem học sinh cấp 2 ứng dụng công nghệ phòng COVID-19

Trường ĐH,CĐ ngoài công lập 'phản ứng' dự kiến truy thu thuế của Bộ Tài chính

Bộ GD&ĐT khen thưởng gần 11 tỷ đồng cho các bài báo khoa học năm 2020

Trường ĐH Bách khoa TPHCM, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM phỏng vấn đầu vào
