Xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Giảng viên thỉnh giảng cũng được tính

TPO - Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. So với Thông tư 32 hiện hành, thì dự thảo này có một số thay đổi quan trọng.  

Điểm mới thứ nhất đó giảm tỷ trọng quy đổi đối với giảng viên có trình độ ĐH ở các cơ sở giáo dục ĐH từ 0,5 xuống 0.3. Các trình độ khác vẫn giữ nguyên.

Điểm mới thứ hai đó là tại dự thảo thông tư này, giảng viên thỉnh giảng được tính vào quy đổi xác định chỉ tiêu. Cụ thể, đối với khối ngành I (Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên) , với các ngành đào tạo giáo viên, không tính giảng viên thỉnh giảng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với các ngành khác tính tối đa bằng 5% tổng số giảng viên cơ hữu quy đổi.

Đối với nhóm ngành II (Nghệ thuật) tỉnh tối đa bằng 30% tổng giảng viên cơ hữu quy đổi. Các khối ngành còn lại tính tối đa bằng 5% tổng số giảng viên cơ hữu quy đổi. Đối với giảng viên tham gia giảng dạy ở nhiều khối ngành thì chỉ tính vào 1 khối ngành để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Mỗi giảng viên chỉ được tính quy đổi một lần ở mức quy đổi cao nhất.

Xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Giảng viên thỉnh giảng cũng được tính ảnh 1 Tân Sinh viên nhập học năm 2017 - Như Ý

Điểm mới thứ ba đó là trong dự thảo thông tư chỉ còn giữ 2 tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh đó số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục và tiêu chí thứ hai là diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo tính trên một sinh viên chính quy.... Như vậy bỏ tiêu chí quy mô sinh viên chính quy tối đa của cơ sở giáo dục ĐH. Thực tế, tiêu chí này từ khi thông tư 32 được ban hành năm 2015 đến nay, chưa mùa tuyển sinh nào nó được áp dụng do các trường ĐH phản đối.

Trong hai tiêu chí được đưa ra xác định lần này thì tiêu chí số sinh viên chính quy/1 giảng viên quy đổi chỉ có 1 nhóm ngành được điều chỉnh so với thông tư 32 hiện hành. Đó là với nhóm ngành I giảm từ 25 sinh viên/1 giảng viên xuống còn 20 sinh viên/giảng viên.

Một điểm mới nữa của dự thảo lần này đó là đưa tiêu chí kiểm định vào để kiểm soát chỉ tiêu tuyển sinh. Với các cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định thì không được tăng chỉ tiêu so với năm trước liền kề.

Đặc biệt, dự thảo lần này, Bộ GD&ĐT đã dành hẳn một điều 7 để đưa ra nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo giáo viên. Trong đó căn cứ để xác định chỉ tiêu của ngành này là nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo trình độ, ngành đào tạo và địa chỉ sử dụng nhân lực sau khi đào tạo của địa phương, của các tổ chức giáo dục, có các minh chứng kèm theo.

Tuy nhiên, điều mà dư luận băn khoăn khi đọc dự thảo đó là tại sao lần này Bộ GD&ĐT lại có quy định giảng viên thỉnh giảng cũng được đưa ra để xác định chỉ tiêu. Thứ hai là vì sao Bộ không đưa tiêu chí sinh viên có việc làm vào để yêu cầu các trường phải thực hiện nghiêm túc?

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.