Xét phong học hàm học vị: Nặng tư tưởng “chức” và “danh”

Xét phong học hàm học vị: Nặng tư tưởng “chức” và “danh”
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, tư tưởng Nho giáo vẫn ảnh hưởng trong tư duy của nhiều người. Họ chỉ chú trọng các chức danh mà thực tế chỉ là các chức danh hão do “mua bán” mà có.

Trong khi đó, lao động khoa học thực sự và chân chính (thể hiện qua học vị đạt được và qua sự bền bỉ, miệt mài và chịu khó nghiên cứu khoa học (NCKH) trong nhiều năm để có bề dày và liên tục công bố nhiều các công trình) lại không được chú trọng.

Bởi thế, sau khi được phong các chức danh tương ứng giáo sư (GS) hoặc phó giáo sư (PGS), đội ngũ các GS và PGS của nước ta nhiều năm qua có 2 loại.

Thứ nhất, một nửa trong số này (chủ yếu là các cán bộ giảng dạy hoặc các cán bộ NCKH tại các trường đại học và các viện) tiếp tục làm khoa học thực sự, góp phần đắc lực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nền khoa học của nước nhà.

Thứ hai, nửa còn lại (chủ yếu là các quan chức làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc trong các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp...) không tiếp tục làm khoa học nữa. Vì nhiều lý do, họ mải mê mưu sinh, cốt chạy xong các chức danh tương ứng để “trang điểm”, thêm “mác, mỏ, cân, đai” nhằm giải quyết khâu oai với bạn bè, đồng nghiệp và thiên hạ...

Cải cách mạnh hơn nữa

Để khắc phục thực trạng yếu kém trong bộ phận không nhỏ của đội ngũ GS và PGS, các chế độ, chính sách đối với đội ngũ này cần đáp ứng 4 tiêu chí cơ bản. Đó là chặt chẽ, hợp lý, công bằng (thưởng phạt nghiêm minh, tránh so bì, tị nạnh), và khả thi (phù hợp với các điều kiện thực tiễn về kinh tế, xã hội của đất nước).

Về điểm công trình, GS và PGS phải thực sự xứng đáng để mọi người tâm phục, khẩu phục. Vì thế điểm công trình phải quan trọng nhất. Cần tăng số điểm công trình để xét các chức danh tương ứng. Chẳng hạn, để ứng viên được công nhận chức danh GS, cán bộ giảng dạy phải được 30 điểm, không phải cán bộ giảng dạy phải đạt 60 điểm, chứ không phải tương ứng 6 điểm và 12 điểm như hiện nay. Riêng tiến sỹ khoa học (TSKH) được đặc cách xét ngay GS nếu đủ điều kiện mà không phải qua công nhận PGS.

Trong điểm công trình, phải có ít nhất 2/3 số điểm từ các công bố trong sách chuyên khảo, giáo trình, và các nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học tương ứng với chuyên ngành của ứng viên. Không nên quy định cái gọi là tạp chí khoa học “có uy tín” vì “có uy tín” là phạm trù dễ bị lạm dụng cho ý đồ riêng tư. Còn việc chủ trì hay tham gia các đề tài NCKH các cấp chỉ nên coi là điều kiện cần để khuyến khích, ưu tiên thêm, chứ không phải là điều kiện đủ. Vì đã là GS và PGS, phải có nhiều công trình NCKH được đăng tải trên các sách báo chuyên ngành.

Về cơ chế, thủ tục công nhận chức danh, nên giải thể các hội đồng chức danh GS cấp cơ sở, bãi bỏ cơ chế bỏ phiếu kín. Bỏ phiếu kín thường theo cảm tính, không đảm bảo tính khách quan. Đã là khoa học, phải khách quan, công khai và thẳng thắn. Mặt khác, các hội đồng chức danh GS ngành, liên ngành phải thuộc chính các cơ sở đào tạo và các viện tương ứng.

Nếu không đủ số lượng thành viên, được phép mời các nhà khoa học bên ngoài cơ sở đào tạo hoặc viện có cùng chuyên ngành, chứ không nên có hệ thống riêng như hiện nay, không thuộc cơ quan chủ quản nào. Hơn nữa, cần tăng số thành viên hộ i đồng chức danh ngành (liên ngành) sao cho mỗi hội đồng phải có ít nhất 3- 5 thành viên có cùng chuyên ngành hẹp tương ứng với các ứng viên. Yêu cầu đó nhằm đảm bảo đủ người thẩm định hồ sơ và đánh giá chính xác, khách quan công trình được tính điểm.

Và nếu điều kiện về điểm công trình đủ để được công nhận chức danh tương ứng và ứng viên không bị ràng buộc bởi những điều kiện khác như đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị kỷ luật hoặc vi phạm điều cấm đối với công chức..., các hội đồng chức danh ngành (liên ngành) gửi ngay hồ sơ của ứng viên lên hội đồng cấp Nhà nước để xem xét lần cuối và ra quyết định công nhận chức danh tương ứng.

Về chế độ, chính sách, độ tuổi nghỉ hưu, cần có sự phân biệt rõ ranh giới giữa các đối tượng là GS, PGS và TSKH chứ không nên nhập nhằng làm một như hiện nay. Cần quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, GS và TSKH (có thể cả chuyên gia cao cấp nữa) là 70 tuổi, PGS là 65 tuổi. Tiền lương cũng cần phân biệt ranh giới giữa các đối tượng. Quy định sao cho các mức lương của họ ít nhất cũng phải tương ứng với mức lương của các chức vụ trưởng và vụ phó trong các cơ quan công quyền.

Chế độ tiền hỗ trợ nghiên cứu nên được tính thêm vào lương để góp phần tăng cường năng lực lao động khoa học và khuyến khích nghiên cứu. Đây là chế độ khuyến khích rất hiệu quả nên rất phải quy định sao cho chặt chẽ, có chế tài thưởng phạt rõ ràng. Cụ thể, ai muốn hưởng quyền lợi, trước hết phải hoàn thành nghĩa vụ.

Cần quy định nghĩa vụ khoa học hàng năm của các nhà khoa học là phải công bố các công trình theo các định mức cụ thể như GS phải có 12 công trình/năm, TSKH 10 công trình/năm, PGS 08 công trình/năm, tiến sĩ 06 công trình/năm, thạc sĩ 04 công trình/năm. Mỗi công trình công bố có thể được nhận một khoản hỗ trợ NCKH 40 USD.

Chế tài khen thưởng và chế tài xử phạt

Trên cơ sở nghĩa vụ khoa học hàng năm này, nếu trong năm ai hoàn thành đầy đủ sẽ được hưởng chế tài khen thưởng, được Nhà nước cấp tiền hỗ trợ NCKH hàng tháng theo các mức cụ thể tương ứng với 5 đối tượng có học hàm, học vị. Chẳng hạn GS được nhận 480 USD/tháng, TSKH nhận 400 USD/tháng, PGS 320 USD/tháng, tiến sĩ 240 USD/tháng, thạc sĩ 160 USD/tháng.

Còn nếu trong năm đó và 3, 4 hoặc 5 năm tiếp theo những ai không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ khoa học hàng năm phải chịu chế tài xử phạt theo các mức cụ thể tương ứng. Chẳng hạn, năm thứ nhất bị trừ 3 tháng tiền hỗ trợ NCKH (chỉ còn được nhận tiền của 9 tháng trong năm), năm thứ hai chỉ nhận 6 tháng tiền hỗ trợ NCKH, năm thứ ba chỉ được nhận 3 tháng, năm thứ tư không được nhận nữa.

Và năm thứ năm đưa ra xem xét để tước các chức danh (đối với GS và PGS), hạ bậc lương và miễn nhiệm các chức vụ (đối với TSKH, TS và Th.S). Một nhà khoa học mà năm năm liên tục không hoàn thành nghĩa vụ khoa học của mình khó có thể chấp nhận được (nói sẽ không ai nghe và mọi người sẽ không tâm phục, khẩu phục).

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thanh Nam; Email: ky_haiduong@yahoo.com

Toi rat hoan nghenh nhung dong gop cua tac gia de nang cao chat luong doi ngu giao su, pho giao su, can bo khoa hoc hien nay nhung con nhieu diem toi thay khong kha thi.

Can cu nao ma tac gia de nghi so luong cong trinh moi nam cac tac gia phai cong bo. Bai bao khoa hoc ma tac gia nghi nhu la nhung bai bao pho thong nen dua ra qua nhieu. Suc luc dau mot nam nghien cuu roi cong bo den 12 bai bao, nhu cua giao su chang han. Neu co, chat luong se nhu the nao.Lai so tien nha nuoc ho tro hang thang cho nghien cuu cung chang co can cu thuyet phuc.

Theo toi, can nguyen co ban o cho hien tai chung ta khong co du doi ngu giao su, hay can bo nghien cuu du nang luc pham chat la o van de chat luong kem va tien luong qua thap. Toi de nghi:

- Tham dinh nang luc doi ngu nay mot cach nghiem tuc truoc khi cong nhan va giao viec.

- Dam bao che do tien luong thoa dang. Tren co so do, ho se phai danh cong suc de hoan thanh nhiem vu nghien cuu va dang tai nhung ket qua nghien cuu co chat luong.

Nha nuoc phai dam bao kinh phi cho nghien cuu. Hien nay, co che chay de tai moi co nghien cuu thi lay dau ra nhieu cong trinh. Nhieu giao su mang danh nhung khong viec o rat nhieu co quan neu ho khong phai la can bo lanh dao. That bat hop ly khi viec nghien cuu con phu thuoc qua nhieu vao co quan hanh chinh.

MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.