Xu hướng thị trường lao động: Lựa chọn những người có tay nghề vững

Sinh viên đang học thực hành trên những máy móc hiện đại tại Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội.
Sinh viên đang học thực hành trên những máy móc hiện đại tại Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, quý 3 năm 2015 tỉ lệ thất nghiệp của cử nhân, thạc sĩ lên tới con số 225.500 người . Trong khi đó, ở nhiều trường đào tạo nghề, 100% sinh viên, học sinh ra trường có ngay việc làm với mức lương hấp dẫn.

Nhiều học sinh chưa hiểu về học nghề

Theo ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, ở địa chỉ 160, Mai Dịch, Quận Cầu Giấy (Hà Nội) thì  học sinh cần đưa ra lựa chọn học nghề hay học đại học dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ đơn thuần là lựa chọn. Câu chuyện ở đây là định hướng nghề nghiệp cho tương lai và cơ hội để hiện thực hoá viễn cảnh đó. Việc học tập trong môi trường đại học cũng có những ưu thế riêng của nó và không phải ai cũng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học.

Tuy nhiên, theo ông Ngọc, sự khác biệt của hệ thống đào tạo nghề so với giáo dục đại học là khả năng thực hành nghề nghiệp ở trình độ cao, điều mà các trường đại học không có thế mạnh và cũng không phải là mục tiêu đào tạo của họ. “Hãy nhìn ra thị trường lao động, nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp lớn luôn có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn các ứng viên có kỹ năng nghề bậc cao cùng với trình độ tiếng Anh theo chuẩn TOEIC với mức lương rất cạnh tranh.  Họ cần nhiều người có khả năng làm ra sản phẩm và ít người có khả năng  thiết kế sản phẩm. Rõ ràng, ưu thế cạnh tranh nghề nghiệp đã nghiêng về phía các sinh viên học nghề.”, ông Ngọc nói.

Ông Ngọc cũng cho hay, trong quá trình gặp gỡ, trò chuyện với học sinh THPT và phụ huynh, ông khá bất ngờ khi nhiều em chưa tiếp cận được thông tin học nghề, lập nghiệp. “Nhiều phụ huynh không hề biết rằng, nhiều trường nghề hiện nay cam kết 100 % học viên ra trường có việc làm ngay, thậm chí nhiều em đang học trong trường đã có doanh nghiệp đến đặt hàng, tài trợ học bổng cho học viên giỏi như một sự đón đầu”, ông Ngọc nói. 

Em Đỗ Hoàng Anh, học sinh một trường THPT ở Hà Nội năm nay là một trong số 16.000 học sinh quyết định không thi ĐH mà chọn theo học ngành sửa chữa ô tô chia sẻ: “Mình nghĩ, học gì trước hết phải có đam mê, thứ hai là phục vụ mục tiêu kiếm tiền phục vụ cuộc sống”. Hoàng Anh cho biết, trong gia đình bố mẹ đều là công chức nhà nước, lương ba cọc ba đồng nên gia đình không dư giả vì. Từ nhỏ, Hoàng Anh đã rất đam mê lắp ráp thiết bị máy móc. Hoàng Anh từng tháo tung chiếc xe đạp bố mua cho để nghiền ngẫm và lắp lại. Vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường THPT Hoàng Anh xác định sẽ chọn khoa sữa chữa ô tô trong trường Cao đẳng nghề uy tín để học nghề, khi thạo việc Hoàng Anh sẽ đi làm thuê vài năm lấy kinh nghiệm, mở xưởng.

Vì sao năm nay nhiều học sinh quay lưng với ĐH?

Ông Ngô Văn Chất, Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Hà Nội cho biết, năm nay, Hà Nội có tới 16.000 thí sinh chỉ thi tốt nghiệp mà không thi ĐH. Con số này tăng hơn năm 2015 rất nhiều. Trong khi đó, tại tỉnh Hòa Bình, năm nay tỉ lệ học sinh chọn thi tốt nghiệp chiếm gần 70%.

Ông Chất lý giải, nguyên nhân của việc thí sinh không thi ĐH năm nay tăng, có thể do các em nhận thức được nhiều con đường có thể lập nghiệp mà không nhất thiết phải thi đại học, trong đó có học nghề. “Học nghề thời gian ngắn hơn, có việc làm nhanh hơn, tốn kém ít thời gian, tiền bạc hơn”, ông Chất nói.

Theo một chuyên gia giáo dục, hiện nay cộng đồng kinh tế chung ASEAN đã thành lập và đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề chất lượng cao là một trong những nội dung trọng tâm của khối để di chuyển lao động tự do chứ không phải giáo dục hàn lâm.

Xu hướng thị trường lao động: Lựa chọn những người có tay nghề vững ảnh 1

Cũng theo chuyên gia này, một nguyên nhân nữa khiến ngày càng có nhiều học sinh không chọn thi đại học vì thực tế họ thấy tốt nghiệp đại học đã không còn giúp họ đổi đời. Thực trạng là chất lượng giáo dục đào tạo đại học hiện nay không thực sự bám sát các yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động nếu không nói là ở một khoảng cách xa. Họ vẫn chú trọng đào tạo kiểu hàn lâm, nặng về nghiên cứu trong khi doanh nghiệp hoàn toàn không có nhu cầu tuyển dụng những nhà nghiên cứu. Kết quả là các “cử nhân”, “thạc sỹ” thất nghiệp ngày càng nhiều bởi những gì họ được trang bị trong môi trường đại học hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, có địa chỉ tại 160 Mai Dịch, Quận Cầu Giấy (Hà Nội) là một trong những trường đào tạo nghề chất lượng cao tại Hà Nội. Năm học 2016-2017, trường tuyển sinh 21 chuyên ngành, trong đó có những ngành đang hot hiện nay như: Sữa chữa ô tô, Điện, Điện Lạnh, Hàn công nghệ cao…Ngôi trường này đã có lịch sử 44 năm đào tạo nghề và theo báo cáo tổng kết 100% sinh viên ra trường đều có việc làm với thu nhập hấp dẫn. 

Trao đổi cùng chuyên gia

Cho em hỏi, bằng cách nào mà trường nghề lại có 100% sinh viên ra trường có việc làm được ạ? Nguyễn Hà Liên (Phủ Lý, Hà Nam)

Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng trường Cao đằng Cơ điện trả lời:

Nhiều trường đào tạo nghề hiện nay có mối quan hệ cực kỳ khăng khít với doanh nghiệp.  Như ở trường  tôi, hàng năm chúng tôi ký hợp đồng cung ứng với khoảng 50 doanh nghiệp từ đầu sau đó phối hợp với doanh nghiệp, bám sát tiêu chuẩn nghề nghiệp từ doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh chương trình đào tạo hàng năm sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của doanh nghiệp.

Chúng tôi cũng kết hợp với doanh nghiệp trong việc đánh giá chất lượng sinh viên, tiếp nhận các nguồn đầu tư của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều doanh nghiệp đã sớm đặt hàng nhân lực bằng cách tài trợ học bổng cho sinh viên ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường để giữ chân. Mặt khác, nếu như chương trình đào tạo hàn lâm thuần tuý về lý thuyết nghiên cứu thì chương trình đào tạo nghề chiếm tới 70% thời lượng thực hành chuyên môn. Điểm khác biệt này khiến cho kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên học nghề nổi trội hơn hẳn và thu hút được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.