Xuất hiện “Liên thông ngược”

Liên thông ngược đang khiến xã hội tốn kém tiền bạc, thời gian. Ảnh: Phạm Thanh.
Liên thông ngược đang khiến xã hội tốn kém tiền bạc, thời gian. Ảnh: Phạm Thanh.
TP - Tình trạng người có bằng đại học, thậm chí trên đại học đi học văn bằng 2 hệ trung cấp, cao đẳng nghề - hay còn gọi “liên thông ngược”, đang diễn ra ngày càng phổ biến. Thực tế này gây lãng phí không nhỏ về tiền bạc và thời gian của xã hội.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Hiệu trưởng Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội Lê Hồng Khanh cho biết, trường ông có khoảng 1.000 học viên, trong đó có khoảng 50% học viên học đã có bằng cao đẳng, đại học, thậm chí hơn.

Thậm chí ở hệ trung cấp, có khoa tới 70-80% học viên đã có bằng đại học. Số cử nhân đi học trung cấp chủ yếu các ở các nhóm ngành kinh tế (như kế toán, quản trị kinh doanh, ngân hàng…), những ngành được xem là “hot” vài năm trước.

Tình trạng liên thông ngược này, theo ông Khanh, tới từ 2 nguyên nhân chủ yếu, do học xong không xin được việc (hoặc không làm được việc), và việc học đại học trở nên quá dễ dàng. Để có cơ hội việc làm, những cử nhân một lần nữa chọn đi học nghề bậc trung cấp, hoặc cao đẳng.

“Hiện tượng liên thông ngược này chủ yếu do đại học mở bung ra, học đại học trở nên dễ dàng, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 đã có thể đi học một trường đại học nào đó, dẫn tới cung vượt cầu. Cùng với đó, quy mô đào tạo đại học tăng nhanh, nhưng chất lượng không theo kịp, cử nhân ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc nên bị đào thải, phải đi học lại”, ông Khanh nói.

Có nhiều trường đại học lấy danh sách học sinh đỗ tốt nghiệp cấp 3, rồi gửi thông báo, mời học sinh nhập học, điều kiện chỉ cần 3 môn xét đầu vào có điểm thi tốt nghiệp trên 6. Trong khi, thi tốt nghiệp để được điểm 6 không khó.

“Người học cứ thế học, còn sau tốt nghiệp không xin được việc thì không ai chịu trách nhiệm, chỉ có người học tự chịu. Chưa nói tới kiếm tiền bạc, các em còn mất cơ hội việc làm, thời gian để học lại”, ông Khanh nói thêm.

Theo ông Khanh, nếu Bộ GD&ĐT tiếp tục mở bung cánh cửa đại học, như việc dự kiến bỏ điểm sàn đầu vào, tình trạng liên thông ngược sẽ ngày càng nhiều. Vì vậy, Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH cần có những quyết sách hợp lý, giảm bớt việc đào tạo đại học tràn lan, hoặc học sinh đổ dồn học những ngành quá nóng, dẫn tới dư thừa khi ra trường.

Đáng buồn cho cử nhân

Ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, cơ quan quản lý nhà nước đã nắm được tình trạng liên thông ngược.

Điều này do đào tạo chưa tương thích với thị trường, học xong không tìm được việc làm, một số giấu bằng cử đi nhân đi làm lao động phổ thông, hoặc quay lại học nghề. Vì thực tế ở các khu công nghiệp, 95% lao động là người làm trực tiếp, chỉ có 5% là lao động gián tiếp (quản lý, chuyên gia cần bằng cử nhân).

Theo ông Sâm, liên thông ngược là một điều đáng buồn cho các cử nhân và xã hội, bởi nó gây lãng phí thời gian và tiền bạc của người học. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, điều này cho thấy cung – cầu lao động đang tự điều chỉnh theo hướng cân đối và phù hợp với thị trường, người học đã chấp nhận thực tế không phải bằng mọi giá để học đại học.

Để giải quyết tình trạng liên thông ngược, theo ông Sâm, chỉ có cách phân luồng học sinh cho các cấp đào tạo, nhưng việc này thời gian qua còn nhiều điểm nghẽn.

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động của Bộ LĐ-TB&XH công bố, hiện cả nước có gần 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Trong khi, số thất nghiệp với người có trình độ cao đẳng là hơn 94.000 người, và hơn 59.000 người ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.