10 công trình đổi thay cuộc sống

Niềm vui của TNTN khi khai thông con đường nối liền hai xã Mường Lai (Yên Bái) và Yên Lâm (Tuyên Quang)
Niềm vui của TNTN khi khai thông con đường nối liền hai xã Mường Lai (Yên Bái) và Yên Lâm (Tuyên Quang)
TP - Tinh thần xung kích tình nguyện, lăn xả vào việc khó nhằm đổi thay cuộc sống; những tâm hồn đẹp, sự tri ân của lớp thanh niên thời đại mới được thể hiện đậm nét qua 10 công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc 2011.

> 10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2011

Niềm vui của TNTN khi khai thông con đường nối liền hai xã Mường Lai (Yên Bái) và Yên Lâm (Tuyên Quang)
Niềm vui của TNTN khi khai thông con đường nối liền hai xã Mường Lai (Yên Bái) và Yên Lâm (Tuyên Quang).
 

Dấn thân ở vùng cao

Trước đây, người dân xã Mường Lai, Lục Yên (Yên Bái) và Yên Lâm, Hàm Yên (Tuyên Quang) gặp nhiều khó khăn khi đi lại bởi đường đi là lối mòn, chỉ có thể đi bộ. Với công trình Làm đường về nguồn, gần 500 ĐVTN tỉnh Yên Bái đã biến lối mòn thành con đường nông thôn cấp A dài 2,5 km, rộng hơn 3 m, là huyết mạch giao thông cho 2 xã vùng cao. Ăn ngủ với con đường, hầu hết thanh niên tình nguyện (TNTN) tự mang theo gạo, rau, mắm muối từ gia đình về góp thổi cơm chung.

Bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái Nông Việt Yên cho hay, khi làm đường, ĐVTN chia nhóm về ở chung trong nhà dân; ngày vận động nhân dân cùng tham gia làm đường; tối tranh thủ tuyên truyền, phổ biến kiến thức. TNTN còn vận động bà con ăn ở hợp vệ sinh như di dời chuồng trại ra khỏi nhà.

Với 96 đội TNTN huy động 16.000 ngày công, tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng, ĐVTN Tỉnh Đoàn Quảng Ninh giúp đỡ hơn 1.500 hộ dân chuyển chuồng trại, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chí nông thôn mới. Suốt một năm, 96 đội TNTN của 125 xã thuộc 7 huyện nghèo của tỉnh Quảng Ninh miệt mài đến từng nhà dân, vừa làm vừa tuyên truyền, giúp bà con thấy được lợi ích, thay đổi nhận thức, nhằm mang lại cuộc sống văn minh cho đồng bào dân tộc.

Kỷ lục Việt Nam

Bí thư Tỉnh Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu Bùi Chí Thành có sáng kiến Lắp hệ thống đèn năng lượng mặt trời tại các ngôi mộ nghĩa trang liệt sĩ thay cho việc thắp nến tri ân hằng năm bởi nến thường bị gió thổi tắt, sáng không được lâu. Bí thư Thành lùng sục, đặt hàng tận nước ngoài mới mua được những chiếc đèn như ý muốn.

Với công trình Mái ấm biên cương, thanh niên Quân đội đã không quản ngại khó khăn băng rừng lội suối, đi về các miền biên viễn xây dựng được gần 7.000 ngôi nhà đại đoàn kết, 272 công trình dân sinh...

 

Gần 1.000 ĐVTN được huy động để lắp đặt 3.200 chiếc đèn năng lượng mặt trời thắp sáng cho 3.200 ngôi mộ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. “Ngày bàn giao, nhiều thân nhân liệt sĩ đã khóc. Bởi từ giờ phút này, người thân của họ không phải nằm trong bóng tối”, anh Thành chia sẻ. Công trình được ghi vào Sách kỷ lục Việt Nam và nhân rộng ra các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn tỉnh.

Với công trình Tuổi trẻ Thủ đô đồng hành cùng các gia đình cán bộ, chiến sỹ Trường Sa và Nhà giàn DK1, Thành Đoàn Hà Nội kết nghĩa với 18 tỉnh, thành phía Bắc có các gia đình cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại hai nơi trên. Thanh niên Thủ đô thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà; giúp đỡ trong những lúc ốm đau, bão lụt, hoạn nạn; phụng dưỡng cha mẹ già; đỡ đầu, chăm sóc, dạy học cho
em nhỏ...

Các công trình tiêu biểu khác

Xây dựng 10 khu lưu trú cho Thanh niên công nhân (Thành Đoàn TPHCM); Xây dựng và trang bị đồ dùng học tập và thiết bị vui chơi tại 8 nhà mẫu giáo (Tỉnh Đoàn Thừa Thiên - Huế); Chế tạo, lắp đặt hệ thống Gaslift BK -1 Giàn 7 (Đoàn khối Doanh nghiệp T.Ư);

Hội thi tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Cuộc vận động CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ (Ban Thanh niên Công an); Hệ thống quản lý, theo dõi, đánh giá đoàn viên, hội viên bằng mã vạch trên thẻ sinh viên (ĐH Kinh tế TPHCM).

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.