100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì IX

100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì IX
TPO -  Giải thưởng Lương Định Của được lấy theo tên của một nhà nông học nổi tiếng của Việt Nam, được phát động lần đầu tiên vào năm 2006 thu hút sự chú ý và tham gia rộng rãi của hàng ngàn thanh niên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp nông thôn.

Trong đó, hàng trăm thanh niên Việt Nam, tuổi từ 18 đến 35, đã được trao giải nhờ có thành tích lao động, sản xuất đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

(Tiếp theo)

81. Dương Hồng Phúc (SN 1978, thanh niên tỉnh Long An): Với quỹ đất ban đầu là 3000m2, anh đã mạnh dạn cải tạo để trồng dưa. Từ việc áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, vườn dưa của anh đã cho hiệu quả trông thấy. Tiếp đó, anh thuê thêm 10.000m2 nữa để trồng dưa; mỗi năm thu hoạch 3 vụ và thu lãi khoảng 150 triệu đồng

82. Trương Quốc Phương (SN 1978, đòan viên tỉnh Long An):  Phát triển từ chăn nuôi theo mô hình trang trại, gà, lợn, cá… Ban đầu có nhiều khó khăn, nhưng sau khi đúc rút kinh nghiệm, trang trại của anh đã cho hiệu quả kinh tế cao; Hiện tại anh đã có khoảng gần 300 con lợn, 4000 con gà; 3 ao cá với diện tích 4000m2. Hàng năm thu nhập từ trang trại của anh đạt gần 100 triệu đồng.

83. Lê Văn Tuấn (SN 1985, đòan viên tỉnh Đồng Tháp):  Anh là người đi đầu trong việc thành lập tổ gặt đập liên hợp trong thanh niên; với 24 thành viên tham gia; mỗi mùa vụ tổ đã giới thiệu và thu hút thêm trên 630 lao động.

Qua 3 vụ lúa; tổ đã thu được 480 triệu đồng/năm; trừ chi phí là 288 triệu, tổ còn thu về 192 triệu để chia cho các thành viên.

Thông qua việc thành lập tổ gặt đập liên hoàn đã góp phần tích cực trong công tác tập hợp đoàn kết thanh niên, thu hút thanh niên tham gia với tổ chức Đoàn.

84. Huỳnh Thanh Tuấn (SN 1978, đảng viên tỉnh Đồng Tháp):  Trên mảnh đất 3000m2 của nhà, hàng năm anh trồng hoa các loại và cho thu nhập trên 200 triệu đồng, giải quyết cho 02 TN có việc làm thường xuyên;

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn là người biết giúp đỡ các thanh niên khác cùng phát triển kinh tế. Anh sáng lập chi hội hoa cảnh thanh niên; với 33 thành viên, mỗi tháng các thành viên ủng hộ 100.000 đ để giúp 01 người có vốn để đầu tư nâng cao hiệu quả kinh doanh; đồng thời chi hội còn dạy đan giỏ, thảm lục bình cho 40 đoàn viên thanh niên.

Việc mở chi hội là đã giúp sản phẩm đầu ra của hoa cảnh không bị các thương nhân ép giá; chi hội đã đứng ra ký hợp đồng bán cũng như bao tiêu sản phẩm cho các hộ trồng hoa trong vùng.

85. Ngô Văn Thuyền (SN 1976, đòan viên tỉnh Tiền Giang):  Năm 1996 với mô hình trồng lúa, nuôi lợn, thả cá. Hàng năm anh bổ sung lãi vào để tăng thêm vốn đầu tư, mở rộng ruộng đất, xây dựng nhà kho, mua thêm máy sấy. Đến nay anh đã có 2 ruộng lúa, 1000m2 ao, mỗi năm doanh thu của anh là 372 triệu, lợi nhuận đạt trên 200 triệu.

Ngoài ra, anh còn làm tổ trưởng của 30 hộ cung cấp giống lúa cho trung tâm giống của tỉnh, song song với nhiệm vụ phải hướng dẫn kỹ thuật cho bà con thì anh được hưởng hoa hồng do Trung tâm trả, bình quân mỗi năm anh thu nhập thêm khoảng 30 triệu đồng.

Tháng 8 vừa qua anh mua 1 và tỉnh hỗ trợ 1 máy gặt đập liên hoàn, từ máy gặt đập và máy sấy của anh đã tạo việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập 1 triệu/tháng.

86. Nguyễn Thanh Liêm (SN 1977, đòan viên tỉnh Bến Tre): Chủ cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ; cơ sở sản 01 xuất chính với nhà xưởng 300 m2; 8 lao động, 20 cơ sở vệ tinh khác với 100 lao động. Hàng năm mức thu nhập của anh khoảng 200 triệu đồng.

Bên cạnh đó cơ sở của anh đã vận động các nguồn tài trợ để xây dựng 2 nhà tình thương ở ấp Tân Lộc; trao hàng trăm phần quà cho các gia đình nghèo.

87. Phạm Văn Tân (SN 1976, đảng viên tỉnh Vĩnh Long):  Ban đầu, với 5000m2, anh đào ao nuôi cá, làm chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm. Làm ăn có hiệu quả, anh xây hầm biogas, mua thêm 7000m2 để mở rộng chăn nuôi. Đến nay anh đã có 30 con lợn thịt, 15 con lợn nái, 4 lợn đực giống, 600 con vịt, 1000 con gà...

Mỗi năm, riêng chăn nuôi đã cho thu lãi trên 70 triệu đồng, cộng với 20 triệu đồng từ trồng lúa. Tổng thu nhập của anh hàng năm lên đến 90 triệu đồng và giải quyết được 4 lao động thường xuyên.

Hơn nữa nhà anh còn là địa chỉ cung cấp lợn giống tốt cho các hộ gia đình trong ấp.

88. Ngô Văn Đệ  (SN 1977, đảng viên tỉnh Trà Vinh): - Từ một mảnh đất 800m2 với số vốn 20 triệu đồng anh cải tạo ao nuôi, thả tôm sú với 50 ngàn con giống.

Tháng 7/2004 anh vay 100 triệu đồng từ ngân hàng NN$PTNT huyện để thành lập trang trại tôm sú giống. Trong 3 năm anh nuôi tôm anh đã thu lãi mỗi năm trên 300 triệu đồng, tạo việc làm cho 10 thanh niên theo mùa vụ, 5 thanh niên làm thường xuyên với mức thu nhập hàng tháng từ 1-2 triệu.

Qua các năm kinh nghiệm trong nghề, hiện nay anh đang nghiên cứu và đưa ra sáng kiến về quá trình sản xuất tôm giống sạch, có chất lượng cho người chăn nuôi đồng thời có giá trị tôm giống đạt chuẩn.

89. Nguyễn Khải Hoàng (SN 1976, đòan viên tỉnh Trà Vinh):  Anh đã chuyển đổi từ việc trồng một vụ lúa sang trồng 2 vụ/năm, một phần đất anh trồng hoa màu nhiều vụ. Bên cạnh đó, anh nuôi thêm bò sinh sản. Mô hình của anh đã cho doanh thu trong năm là 120 triệu đồng/ năm. Trừ chi phí gia đình còn thực lãi là 70 triệu đồng/năm.

90. Nguyễn Thanh Tùng (SN 1973, đảng viên tỉnh An Giang):  Là người cán bộ hội nông dân, anh thường xuyên tham gia giảng dạy và đào tạo bà con nông dân các kỹ thuật về trồng các loại giống mới, đặc biệt là trồng nấm.

Từ việc thấy mua các thiết bị bảo quản nấm rất đắt (tủ lạnh, …) nên anh đã tìm tòi và thiết kế ra chiếc mãy bảo quản nấm hiệu quả với giá 100 nghìn đồng, bảo quan nấm an toàn trong 3 ngày, sản phẩm sáng tạo này của anh đã đạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do sở khoa học công nghệ tổ chức.

(Còn nữa)

MỚI - NÓNG