100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì VI

100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì VI
TPO - 100 gương mặt được Giải thưởng Lương Định Của lần này đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho đất nước. Cụ thể có 5 mô hình có hiệu quả trên 50 triệu đồng; 45 mô hình trên 70 triệu đồng; 20 mô hình trên 160 triệu đồng; 19 mô hình từ 260 triệu đồng; 20 mô hình dưới 500 triệu đồng và 3 mô hình dưới 1 tỉ đồng.

(Tiếp theo)

51. Lê Cao Phong (SN 1983, đảng viên TP Đà Nẵng): Năm 2004, anh vay được 50 triệu từ ngân hàng để đầu tư mua máy làm bún kết hợp với nuôi lợn. Thức ăn của lợn được tận dụng từ nguyên liệu thừa trong làm bún nên chi phi cho nuôi lợn thấp. Một năm sau anh đã trả được vốn và bây giờ anh đã có vốn hoạt động và còn cho thanh niên trong chi đoàn vay để làm kinh tế. Hiện tại anh có thu nhập khoảng 60 triệu/năm; giải quyết việc làm cho 5 lao động thường xuyên trong gia đình.

52. Phạm Ngọc Hiền (SN 1980, kĩ sư cầu đường tỉnh Quảng Ngãi): Năm 1999 anh bắt đầu xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc kết hợp với trồng rừng, cây công nghiệp …

Hiện nay anh đã có 23 ha keo; 8000m2 lúa; 1000m2 hoa màu, 2,5 ha ao nuôi cá; 10 con nhím; 33 con bò; 39 con heo; 1.100 cây cảnh các loại khác nhau.

Mô hình của anh đã giải quyết cho 5 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ, với mức thu nhập trên 1 triệu đồng. Tổng thu hàng năm của anh khoảng trên 700 triệu đ/năm, lợi nhuận đạt  250 triệu đ/năm.

Ngoài ra hàng năm anh ủng hộ trên 10 triệu đồng cho hoạt động của Đoàn xã nơi anh sinh sống.

53. Trần Cao Thành (SN 1982, kĩ sư môi trường tỉnh Quảng Ngãi): Anh có mô hình nuôi lợn, gà, trồng rừng…, đặc biệt là cung cấp giống heo rừng lai. Với gần 9 ha keo, trên 100 con lợn các loại, trên 1000 con gà, 1,5 ha mỳ; 2 ha cây ăn quả, hàng năm anh thu lãi 150 triệu đồng và tạo việc làm cho 12 lao động thường xuyện, 5 lao động thời vụ với mức lương 1 triệu đồng/tháng.

54. Mai Văn Liễu (SN 1973, đòan viên tỉnh Quảng Ngãi): Sau khi tham quan một số mô hình hiệu quả, năm 2005 anh quyết định đầu tư vốn nuôi cá bống tượng; bắt đầu với số vốn đầu tư là 418 triệu, nuôi trên diện tích 500 m2 anh đã có lãi là 100 triệu đồng/năm. Không dừng lại ở mức lãi đó, anh tiếp tục mở rộng đầu tư và hiện nay với số vốn 600 triệu đồng, anh đã thu lãi 300 triệu

55. Nguyễn Xuân Vinh (SN 1982, đảng viên tỉnh Bình Định): Là Bí thư Đoàn xã, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các phong trào thanh niên trên địa bàn của xã, anh còn là người thanh niên làm kinh tế giỏi. Năm 2003, từ nguồn vốn vay 120 của Trung ương Đoàn, anh đầu tư trồng 3 ha keo lai và 1 ha cỏ voi để nuôi bò, đến nay anh đã có thu nhập hàng năm là 70 triệu đồng, tạo việc làm cho 20 lao động là thanh niên theo mùa vụ.

56. Bùi Tấn Hiện (SN 1980, đảng viên tỉnh Phú Yên): Một quân nhân xuất ngũ trở về địa phương, anh sớm nghĩ cách phát triển kinh tế ngay trên quê hương mình. Với số vốn ban đầu 20 triệu đồng, anh mua được 5 con bò, xin trông coi 3ha rừng.. từ đó phát triển lên, hiện giờ anh đã có 5ha keo lá tràm, bạch đàn, 30 con bò, 500m2 ao nuôi cá, 1ha hoa màu… Thu nhập của anh ước tính 120 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động.

57. Phạm Ngọc Hiền (SN 1979, đảng viên tỉnh PhúYên): Có mô hình nuôi ba ba thương phẩm. Đầu tư ban đầu 9 triệu mua 600 con giống. sau 24 tháng, chi phí 46 triệu cho thức ăn, anh đã thu về được 76 triệu; ngoài ra anh có 30 cây dừa xiêm và 100 cây mai cảnh. 

58. Nguyễn Đình Trọng (SN 1975, đòan viên tỉnh Khánh Hòa): Năm 2002 anh thành lập cơ sở đúc tượng từ bột đá. Từ những ngày đầu có 3 lao động đến nay đã có 11 lao động với mức thu nhập 1,2 đến 1,5 triệu đ/tháng, doanh thu hàng tháng là 38 triệu đồng, thu lãi  5 đến 6 triệu đồng/ tháng.

Ngoài ra, anh thường xuyên có các hoạt động ủng hộ người nghèo, hàng năm anh đã ủng hộ trực tiếp và gián tiếp qua tổ chức Đoàn, Hội, Đội địa phương là 8-10 triệu đồng cho các gia đình nghèo, học sinh nghèo học giỏi…

59. Ngô Vũ Lâm (SN 1977, đòan viên tỉnh Ninh Thuận): Xuất phát từ nhu cầu của thị trường sử dụng tàu đánh bắt thuỷ hải sản ở địa phương nhiều, với kinh nghiệm tích luỹ được từ khi làm ở một số cơ sở đóng trước đây.

Năm 2005 anh đã thành lập công ty riêng chuyên sửa chữa và đóng mới tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản. Công ty của anh phát triển nhanh chóng và tạo được uy tín trong kinh doanh.

Bình quân mỗi năm anh đóng mới được 8 tàu, sửa chữa hàng trăm tàu thuyền khác, lợi nhuận hàng năm vào khoảng 550 triệu đồng và tạo được việc làm cho 20 thanh niên địa phương với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng.

60. Phan Văn Dũng (SN 1982, đòan viên tỉnh Đắk Lắk): Là người quê Thái Bình, anh vào Đắk Lắk lập nghiệp với 2 bàn tay trắng. Ban đầu với 10 triệu đồng anh mua 1 ha đất để trồng cafe. Do chưa có vốn đầu tư nên anh trồng hoa màu ngắn ngày để tích luỹ vốn, năm 2003 anh mua thêm máy cày vừa phục vụ vườn nhà, vừa phục vụ cho bà con cùng thôn.

Với sự cần cù và quyết tâm ấy, đến nay anh đã có 2 máy cày, 10ha trồng 1000 cây tiêu, 900 cây điều và 500 cây cafe, doanh thu năm 2007 của anh lên đến 280 triệu, trừ các khoản chi phí anh thu về trên 200 triệu; giải quyêt việc làm cho 3 lao động thường xuyên và 7 lao động theo mùa vụ với mức lương trên 1 triệu đồng/tháng. 

(Còn nữa)

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.