Trưởng thành từ Đoàn

Chuyện người dự thảo điếu văn truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chuyện người dự thảo điếu văn truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh
TP - Năm giờ sáng 7/9, viết xong dòng cuối, ông Ngạc định ra sân hít thở thư giãn chút xíu rồi vào đọc lại.

>> Kỳ trước

Cửa vừa kẹt mở thì tiếng Bí thư Thứ nhất BCH T.Ư Đảng Lê Duẩn từ ban công gác hai vọng xuống, dường như cả đêm ông Ba chỉ đợi lúc này: Chú Ngạc hả? Xong rồi hả? Lên đây! Lên đây!.

Bí thư Thứ nhất chăm chú nghe ông đọc hết rồi nói: Bài viết như thế này căn bản là đạt yêu cầu.

Trí tuệ của nhiều người

8 giờ BCT, Ban Bí thư họp nhất trí chấp nhận bản dự thảo, đề nghị hai ông Tố Hữu, Hoàng Tùng ghi góp ý của cuộc họp cùng tác giả chỉnh sửa hoàn chỉnh để 13 giờ đánh máy, gửi từng ủy viên BCT thông qua lần cuối và đưa qua Ban Đối ngoại dịch ra năm ngữ, Nga, Trung, Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

19 giờ tối hôm đó, Bí thư Thứ nhất gọi các trợ lý lên phòng làm việc, cầm bài điếu văn, đứng lên nói: Giọng tôi đồng bào ngoài Bắc nghe không rõ. Tôi luyện đọc trước để các chú góp ý. Bí thư Thứ nhất đọc to, dõng dạc, nhiều đoạn nghẹn ngào, xúc động, nước mắt nhoà cả kính, phải ngừng lại như đang đọc trước lễ truy điệu.

Trưởng thành từ Đoàn

Tin Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 truyền nhanh tới Tam Kỳ, Quảng Nam quê ông. Đang học bậc thành chung (lớp 10 bây giờ), cậu học trò 20 tuổi bỏ trường lớp ra Huế tìm tổ chức Việt Minh, tham gia cướp chính quyền rồi vào giải phóng quân, Nam tiến.

Đánh Pháp tại mặt trận Nha Trang, bị thương cánh tay trái, ông về quê làm công tác Đoàn liên tục từ Bí thư Huyện Đoàn, lên tỉnh Đoàn, khu đoàn Liên khu V, rồi Thường vụ Trung ương Đoàn, làm Trưởng ban Nông nghiệp.

Ông nói vui, năm 1962, ông có hai lựa chọn: Làm trợ lý Bí thư Thứ nhất, sang ngoại giao đi sứ. Ông quen nông nghiệp xin về ban đang quen việc nhưng không có con đường thứ ba. Vậy là tròn 25 năm giúp việc cho tới ngày Bí thư Thứ nhất qua đời (10/7/1986).

Tôi biết ông sơ sơ qua mấy lần ông đi cùng Bí thư Thứ nhất về Trường Ngoại giao sơ tán trên Thái Nguyên. Con người ông, ít nói, không thích lộ danh. Vào dịp này tôi thường lên thăm ông trong ngõ sâu đường Hoàng Quốc Việt.

Năm ngoái, ông báo tin ba bộ sách lớn tổng kết hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc 1945 - 1975 mà ông là đồng tác giả đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và một số tác phẩm khác của riêng ông đã in. Đúng là con người được đào tạo, tôi luyện từ trường học Thanh niên Cộng sản do Bác Hồ khởi lập.

Năm nay, tôi hỏi ông có ý kiến gì vào dịp kỷ niệm 40 năm ông dự thảo điếu văn, nói riêng về lời thề thứ năm?

Ông nói: Năm nay, 85 tuổi tròn, yếu rồi, hạn chế viết, đọc chọn lọc thôi, chủ yếu là nghe, xem TV. Thấy hai năm sơ kết cuộc vận động học tập về Bác cũng được, điều quan trọng bây giờ là làm theo, nói đi đôi với làm, cán bộ đảng viên cần gương mẫu.

Lớp trẻ học, làm hay hơn. Như chúng tôi bây giờ mỗi khi thấy mệt, ngại, lười là phải nhớ tinh thần Đoàn, cố gắng khơi gợi nguồn vui, sức vượt khó thời hoạt động Đoàn để sống vui, khoẻ, có ích, chí ít cũng là đỡ lo phiền cho người thân. 

Hà Nội: Phát sóng sáu tập đầu phim tài liệu 40 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáu tập phim đầu tiên của dự án phim tài liệu 40 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (gồm 25 tập, triển khai từ năm 2008 và hoàn thành năm 2010) sẽ phát sóng trên VTV từ 30/8 đến 4/9 (sau chương trình Thời sự).

Sáu tập lần lượt có các tên gọi: Bác Hồ viết Di chúc (37 phút), Miền Bắc - Hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (31 phút), Đánh cho Mỹ cút (hơn 29 phút), Bác Hồ trong trái tim miền Nam (40 phút), Đánh cho nguỵ nhào (hơn 32 phút), Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn (hơn 32 phút).

Hãng phim truyện Việt Nam phối hợp Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh xây dựng dự án phim. Bộ phim được xây dựng nhằm hướng tới kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người (năm 2010), hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Các tập phim tiếp theo tiếp tục được hoàn thành và ra mắt khán giả vào các dịp 3/2/2010, 19/5/2010, 2/9/2010. 

MỚI - NÓNG