Năm Thanh niên về nơi khởi nguồn ‘Ba sẵn sàng”

Năm Thanh niên về nơi khởi nguồn ‘Ba sẵn sàng”
TPO - Dọc dài theo dòng hồi tưởng của các vị khách mời trong chương Giao lưu “Ba sẵn sàng” (diễn ra ngày 16-3), chúng tôi tìm về nơi khởi nguồn của phong trào Thanh niên sôi nổi ấy: Đại học Sư phạm Hà Nội.

>> Đoàn Thanh niên BIDV đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba
>> Phải có ảnh hưởng xã hội và tác động lớn đến giới trẻ
>> Giải bài toán tập hợp thanh niên

Giao lưu "Ba sẵn sàng" là chương trình hướng tới kỉ niệm 80 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đồng thời kỉ niệm 60 thành lập trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Về nguồn

Cách đây 40 năm, ngày 9-8-1964, ngay sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Thành Đoàn Hà Nội đã phát động phong trào "Ba sẵn sàng" với nội dung: sẵn sàng chiến đấu dũng cảm; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.

Từ Hà Nội phong trào “Ba sẵn sàng” đã lan rộng ra toàn miền Bắc Việt Nam trở thành phong trào thi đua yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam.

Thế hệ đi trước kể về một thời sôi nổi tại chương trình giao lưu
Thế hệ đi trước kể về một thời sôi nổi tại chương trình giao lưu.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết: Biểu hiện sinh động về lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, từ Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An … ở đâu cũng có đơn thiết tha được gia nhập quân đội vào miền Nam chiến đấu.

Anh Hùng Lê Mã Lương là một trong những trường hợp như vậy, khi nhờ một người bạn chiến đấu của bố, thuyết phục mẹ cho đi bộ đội với quyết tâm: “Chú không thuyết phục được mẹ thì cháu cũng trốn để đi”.

Anh hùng Lê Mã Lương - người nổi tiếng với câu nói
Anh hùng Lê Mã Lương - người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất trên trận tuyến chống quân thù" giao lưu với các bạn sinh viên ĐHSP Hà Nội.

Nhớ về không khí sục sôi của phong trào “Ba sẵn sàng”, nhiều người lại nhắc về nơi khởi nguồn là trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

“Cách mạng đã chuyển giai đoạn, cách mạng cần có phong trào đáp ứng nguyện vọng tuổi trẻ, mang kế hoạch của thanh niên thời kì chống Mỹ”. Cuối tháng 4-1964, cuộc họp toàn thể của BCH trường ĐHSP Hà Nội dưới sự chủ trì của Bí thư Trịnh Ngọc Trình đã quyết định đổi tên phong trào “Ba bất kì” (được phát động từ đầu năm 19640) thành phong trào “Ba sẵn sàng”.

19 giờ 30 ngày 30-4-1964, tại nghĩa trang Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội Ban chấp hành Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chính thức phát động phong trào “Ba sẵn sàng” trong tập thể nhà trường.

GS.TS Nguyễn Viết Thịnh (Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội) cũng là sinh viên của trường Sư phạm, nhớ mãi buổi tối duyệt binh hành quân, đi qua cổng trường, toàn bộ nữ sinh viên Kí túc xá ra đứng dọc hai bên đường. Tất cả đều hòa vào không khí sục sôi, có xen chút bị rin. Có nhiều người không kịp gửi thư cho bố mẹ, chỉ thả thư xuống đường. và thư vẫn đến được nhà.

Không khí của buổi ra quân này là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác nên ca khúc “Chiếc gậy Trường Sơn”. Nhạc sĩ Phạm Tuyên từng chia sẻ:

“Hình ảnh và không khí sôi súc của phong trào Ba sẵn sàng ghi đậm trong tôi là làng Hòa Xá. Trong đợt xuất quân đầu tiên tại nghĩa trang, có đông đảo người thân ra tiễn, người già tặng người trẻ chiếc gậy để vượt trường sơn. Người ra đi tặng người ở nhà chiếc nhẫn, gọi là “nhẫn chung tình”.

Thanh niên của một thời ấy, không ít tấm gương như đồng chí Đặng Xuân Rương (Phó bí thư đoàn trường ĐHSP Hà Nội lúc bấy giờ, là em ruột Tổng Bí thư Trường Chinh đã hăng hái xung phong nhập ngũ, khi có cơ hội đi sang nước Nga làm nghiên cứu sinh.

Sức trẻ hướng về thời hào hùng
Sức trẻ hướng về thời hào hùng.

Thế hệ trẻ tự hào tiếp bước

Tự hào là nơi khởi nguồn của “Ba sẵn sàng”, các thế hệ sinh viên trường ĐHSP Hà Nội nói riêng và sinh viên cả nước nói chung không ngừng phát huy. Cụ thể là trong phong trào học tập và tình nguyện.

Luôn là một trong 5 đơn vị dẫn đầu. Cùng với trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội là hai đơn vị dẫn đầu về nghiên cứu khoa học. Đoàn trường được Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng bằng khen về thành tích học tập.

Ấn tượng còn có hoạt động tình nguyện với các sáng kiến như: Đội tình nguyện tuyên truyền văn hóa lịch sử thủ đô; hay tiếp tục hoạt động, ghi nhận chuyển giao kĩ thuật sinh học giúp đồng bào tăng gia sản xuất. Chăm sóc trẻ em khuyết tật ở các làng trẻ…

Những gương sáng của lớp thanh niên, sinh viên ĐHSP Hà Nội
Những gương sáng của lớp thanh niên, sinh viên ĐHSP Hà Nội.

Nhiều gương mặt trẻ tiếp được vang danh như: Thùy Anh: (Khoa Toán): Giải nhất Olimpic Toán trường ĐHSP Hà Nội. Sinh viên tiêu biểu trường ĐHSP Hà nội, Sinh viên tiêu biểu toàn quốc; hay Phạm Thành Chung (lớp 12 chuyên Vật Lí, ĐHSP Hà Nội) giải Ba Thiên văn vũ trụ năm 2010, Giải Nhất Quốc gia Vật lí 2010 và 2011; sáng lập câu lạc bộ âm nhạc của trường; Phạm Hoài Phước (K58B Khoa Giáo dục thể chất) dành Huy chương vàng Đại hội TDTT toàn quốc IV, Huy chương vàng Đại hội TDTT sinh viên Đông Nam Á tại Chiềng Mai (Thái Lan) năm 2010…

Đó là một trong số ít những tấm gương đại diện cho thế hệ sinh viên, thanh niên Việt Nam trong thời đại mới đang tiếp truyền thống thế hệ cha anh làm rạng danh non sông.

Theo Viết
MỚI - NÓNG