Vươn ra biển đảo, lập nghiệp biên giới

Vươn ra biển đảo, lập nghiệp biên giới
TP - Bạn Lý Văn Giáp, sinh viên ĐH Đà Nẵng hỏi tiêu chí để được tham gia hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương và những định hướng của Đoàn trong tổ chức các chương trình vì biển đảo quê hương trong thời gian tới?

> Giàu nhờ quế, nghèo vì quế
> Phải lo đầu ra cho cán bộ Đoàn

Bí thư T.Ư Đoàn Dương Văn An: Hàng năm (từ 2009 đến nay), T.Ư Đoàn phối hợp với quân chủng Hải quân tổ chức chuyến tàu đi thăm bà con và các chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với khoảng 100 bạn trẻ tham gia.

Để được tham gia, bạn trẻ có những đóng góp tích cực, có nhiều hoạt động hiệu quả thực hiện cuộc vận động nghĩa tình biên giới hải đảo hoặc đạt giải cao trong các cuộc thi quốc gia về chủ đề biển đảo và những giải thưởng đặc biệt khác...

Đoàn có rất nhiều chương trình để TN tìm hiểu, tham gia như chuỗi ngày hội ở biển đảo. Đoàn tổ chức biên soạn cuốn sách tuổi trẻ với biển đảo quê hương; chỉ đạo các cơ quan báo chí của Đoàn tiếp tục chương trình vận động Góp đá xây Trường Sa, Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi...

Đặc biệt, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã trình Chính phủ nghiên cứu phê duyệt chương trình xây Đảo Thanh niên trên toàn quốc từ thành công 2 Đảo Thanh niên trước đó là Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

Trước đó, T.Ư Đoàn có sáng kiến đồng hành cùng cán bộ chiến sĩ và nhân dân đảo Trường Sa như chương trình thắp sáng Trường Sa, nhà giàn, những công trình rau xanh, lọc nước biển thành nước ngọt, tủ sách... đảm bảo điều kiện sinh hoạt sẵn sàng chiến đấu của bộ đội và bà con trên đảo.

Chúng tôi cũng có những chương trình giúp đỡ những người thân của những đồng chí đang công tác ở vùng biên giới hải đảo để các đồng chí yên tâm hoàn thành công tác. Chúng tôi đang có ý tưởng xây dựng các đội tàu thanh niên đánh bắt xa bờ, qua đó, chúng ta làm chủ biển đảo, khẳng định chủ quyền cũng như đảm bảo sự phát triển của vùng biển quốc gia.

Trung ương Hội SVVN giao cho trung tâm hỗ trợ phát triển sinh viên thực hiện chương trình sinh viên với biển đảo quê hương.

Trả lời bạn Nguyễn Hoàng (Cao Bằng) về vấn đề xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp và cơ chế cho thanh niên tham gia, anh Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp là một trong những điểm sáng trong hoạt động tham gia phát triển kinh tế xã hội của Đoàn.

Từ việc Đoàn vận động thanh niên trẻ lên khai hoang, xây dựng các mô hình kinh tế ở địa bàn khó khăn, ở địa bàn vùng biên. Đến nay, trong 18 làng TNLN với sự hỗ trợ khiêm tốn nhưng có rất nhiều mô hình tốt, được đánh giá cao nhờ tinh thần và sức trẻ của thanh niên mang lại ổn định cuộc sống, thậm chí thu nhập cao hơn rất nhiều so với mức thông thường ở địa phương.

T.Ư Đoàn đề xuất và được Chính phủ đồng ý mở rộng, tiếp tục xây dựng 15 làng thanh niên lập nghiệp mới. Đoàn sẽ cố gắng phát huy, kế thừa từ những làng TNLN tốt để 15 làng mới này thực sự sẽ là những điểm sáng ở khu vực nông thôn.

15 làng TN lập nghiệp vừa được Chính phủ phê duyệt thuộc các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và Kon Tum.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.