Hé lộ đời sống mạng của CHDCND Triều Tiên

Một người Triều Tiên đang dùng mạng
Một người Triều Tiên đang dùng mạng
TPO- Hiện tại, CHDCND Triều Tiên có khoảng 1 triệu thuê bao di động dùng mạng Koryolink.

Các thuê bao này chỉ có thể thực hiện các cuộc gọi nội mạng, không thể liên lạc với nước ngoài.

Ngoài ra, nhà nước CHDCND Triều Tiên cũng duy trì một mạng nội bộ có tên Kwangmyong. Mạng Kwangmyong chỉ có tính năng chat, nhắn tin và chỉ truy cập được những thông tin do nhà nước cung cấp.

Chỉ có những lãnh đạo Triều Tiên và những người có địa vị cao trong xã hội mới được dùng mạng nội bộ này.

CHDCND Triều Tiên cũng khuyến khích các sinh viên đại học, chuyên gia công nghệ và các nhà khoa học tham gia trao đổi thông tin qua mạng này.

Hé lộ đời sống mạng của CHDCND Triều Tiên ảnh 1

Chỉ có rất ít người Triều Tiên có thể truy cập internet mà không qua kiểm duyệt. Ông Andrei Lankov, một chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Kookmin của Seoul, ước tính số hộ gia đình dùng mạng không qua kiểm duyệt chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có gia đình tân lãnh đạo Kim Jong Un.

Một số người Triều Tiên “được chọn lựa” mới được phép truy cập internet không qua kiểm duyệt để thu thập tin tức từ Mỹ và Hàn Quốc nhằm phục vụ trang nội bộ và duy trì các trang web tuyên truyền của chính phủ Triều Tiên.

Bằng việc cho phép người dân sử dụng điện thoại di động và mạng nội bộ, Triền Tiên hi vọng việc truy cập đến một số công cụ công nghệ thông tin có thể giúp tăng số lượng đầu tư nước ngoài vào đất nước cũng như xây dựng một hệ thống kinh tế hoạt động hiệu quả. Bình Nhưỡng hi vọng việc cho phép sử dụng điện thoại di động sẽ khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến Triều Tiên, nhất là Trung Quốc bởi một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư đó là việc thiếu điện thoại di động.

Bên cạnh đó, mạng nội bộ cũng giúp Triều Tiên quản lý hiệu quả việc sản xuất và thiết lập các tiêu chuẩn giữa Bình Nhưỡng và vùng sâu vùng xa của nước này.

Về mặt xã hội, Triều Tiên tin rằng nước này có thể cho phép người dân tiếp cận công nghệ trong khi vẫn hạn chế được những bất ổn xã hội do công nghệ gây ra bằng cách chặn những tin tức cũng như văn hóa không phù hợp từ thế giới bên ngoài.

Các thuê bao Koryolink hàng ngày đều nhận được các tin nhắn tuyên truyền của nhà nước. Các hoạt động thảo luận trên mạng Kwangmyong cũng đều được cơ quan an ninh nhà nước theo dõi sát sao.

Phan Yến
Theo Diplomat

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.