Học điều gì ở người thất bại?

Học điều gì ở người thất bại?
Chúng ta học điều gì ở người thất bại? Tất cả họ đều là minh sư của chúng ta: những người đi nói dóc suốt ngày cũng là minh sư của mình, thằng ăn cắp cũng là minh sư của mình, người làm biếng cũng là minh sư của mình, người chuyên sống bằng thủ đoạn cũng là minh sư của mình…
Ảnh minh họa: wannabawriter.com.
Ảnh minh họa: wannabawriter.com..

Họ đều là những minh sư hay, bởi vì họ là những tấm gương cho chúng ta nhìn vào đó mà tránh không dính vào con đường như họ đã đi qua. Còn những người nói cho mình nghe sướng tai thì chưa hẳn là minh sư của mình. Bởi vì sự sướng tai ấy sẽ làm cho mình mờ mắt và mất cảnh giác, mất tỉnh táo. Mình có thể bị lún sâu do sự êm tai này.

Nếu chúng ta quyết chí lấy con đường phát triển trí tuệ làm mục tiêu lớn lao nhất cuộc đời, thì trên đời này không có gì không là minh sư của mình cả! Con bò , con thỏ, vách đá cũng là minh sư của mình, huống gì là người. Chúng ta chấp nhận họ là minh sư vì mình đứng trên phương diện là một ông chủ, mình nhìn thấy tất cả những tấm gương đó để mình phát triển trí của mình, chứ không phải mình là người nhận những sự chỉ giáo. Tất cả những gì làm cho con mắt mình mở to, và đầu óc tỉnh táo thì sẽ giúp cho mình phát triển được trí tuệ. Ngược lại, những lời nghe êm tai thì phải coi chừng! Ông bà ta có câu mật ngọt chết ruồi là như vậy.

Lúc nhỏ tôi sống ở Sài Gòn, nhà rất nghèo. Quanh năm suốt tháng tôi chỉ có một bộ quần áo với đôi giày rách, không có xe đạp để đi, chỉ toàn đi bộ. Nhưng lúc nào trên đầu tôi cũng chải một loại dầu mượt tóc của Nhật, nếu “ruồi mà té vào đó thì coi như chết liền”. Tôi thường để dành tiền, cứ 6 tháng tôi đến thầy bói một lần để nghe ông ấy ca ngợi về mình cho sướng tai, mát bụng rồi về và quên nó đi. Bỏ chút tiền để thưởng thức một tình trạng tâm lý được nghe người ta nịnh mình, nghe những điều êm tai, chứ dứt khoát tôi không tin. Tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng thời miền Nam cũ, không ai không có thầy bói toán tử vi làm phụ tá bí mật. Ngay trong thời kỳ tôi kinh doanh, tôi cũng có mướn một thầy tử vi bấm độn giỏi. Sáng nào ông ấy cũng xem cho tôi ngày đó gặp những ai, tốt xấu ra sao? Tôi quan sát lâu ngày và tôi nắm được cách thức làm việc của họ, rồi tôi bổ sung. Tôi cũng cho họ biết rằng tôi cũng không tin họ, nhưng tôi muốn họ khai thác tâm lý những đối tác của tôi, để tôi biết trong đầu những người ấy nghĩ gì mà không bị lừa.

Các nhà doanh nghiệp trong thời buổi này, và nhất là những người đang học thiền Minh Triết, mà quí vị lại dựa vào những lời tiên tri của thầy tử vi tướng số, thì quí vị phải biết rằng: những niềm tin vu vơ đó, nào là phong thủy, nào là hướng này tốt, hướng kia tốt, phải xuất hành giờ này tốt giờ nọ xấu, …sẽ làm cho cuộc đời của quí vị toàn khổ đau và chẳng ra gì! Và tan nát sự nghiệp là điều tất nhiên, còn sự thủ đoạn của chúng ta sẽ phát triển không ngừng. Cũng chính từ đó, đầu óc chúng ta ngày càng tồi tệ, mất căng bằng.

Sự nhầm lẫn về hạnh phúc bên ngoài và hạnh phúc thực sự bên trong

Hàng ngày chúng ta thường ở trạng thái vui ít, buồn nhiều. Mỗi người cố gắng tăng niềm vui của mình lên bằng cách cố gắng làm cho thật nhiều tiền. Điều này không thể nào có được. Nhóm doanh nhân gia đình Minh Triết phải trở thành nhóm khoa học, để chúng ta trải nghiệm, khám phá các phương pháp dẫn tới hạnh phúc thật sự. Lúc chúng ta nghèo, chúng ta cho rằng mình thiếu tiền nên khổ. Cho nên chúng ta mải miết làm, mải miết kiếm tiền …Khi quí vị đạt tới vị trí đại gia rồi, quí vị chẳng thấy hạnh phúc ở đâu cả!

Hiện nay ở ngoài xã hội có một số đại gia có đẳng cấp, họ sinh hoạt rất đẳng cấp trong những mối giao tiếp hằng ngày. Họ cho rằng họ đang hạnh phúc, nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy họ lầm. Đó là bề nổi bên ngoài, họ cảm thấy tự hào, tự phụ, thành đạt, vui vì ta là đẳng cấp. Nhưng quan trọng là niềm vui thật sâu ở bên trong hầu như rất hiếm hoi. Nếu có, cũng chỉ diễn ra trong vài giây. Còn hình thức tự hào, tự phụ, vui vì ta đây là đẳng cấp, nó có vẻ như là kéo dài từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác. Và họ cho là họ có hạnh phúc. Họ nghĩ rằng những điều này không đúng. Họ cảm thấy rằng mình đang ở một đẳng cấp cao, rằng mình đại gia và có thể mua được hạnh phúc. Nhưng họ nhầm tưởng rằng họ đã và đang mua hạnh phúc. Đó là sự nhầm tưởng, cuộc sống đó chỉ là cuộc sống bên ngoài thôi.

Còn cuộc sống sâu thẳm bên trong thì đó là tính chất thỏa mãn. Quý vị thường chơi với nhiều đại gia, quý vị có thấy họ thỏa mãn được cuộc sống của họ trong sâu thẳm tâm hồn chưa? Họ có thỏa mãn cuộc đời của họ không? Chắc có lẽ, quý vị là người rõ hơn tôi. Cái gì mình tỏ vẻ ra bên ngoài là mình thỏa mãn, thì cái đó đã tự tố cáo cái chiều ngược lại sâu thẳm bên trong tâm hồn chúng ta. Và đây là sự trớ trêu. Giống như hiền giả Duy Pháp Thông ngày xưa nghĩ rằng: “Cái việc con làm ra quá nhiều tiền là do trời hành con, giống như con đang trả cái nghiệp phải làm ra quá nhiều tiền. Mà cuộc sống của con thì chẳng hưởng được gì.”

Trích trong Diệu lực sâu thẳm của doanh nhân, Công ty Cổ Phần Đầu Tư Giáo Dục Minh Triết, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 2011

Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều nội dung phong phú tại website: www.minhtriet.vn hoặc www.duytue.org (điện thoại hỗ trợ: 08.39115501 hoặc 04.37228199)

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.