Ba đỉnh của tam giác

Ba đỉnh của tam giác
TP - Tôi là một giáo viên trẻ, chỉ mới ngoài 30 và đã có gia đình. Chính vì vậy tôi ít quan tâm đến chuyện yêu đương mà “tập trung chuyên môn” nhiều hơn.
Ba đỉnh của tam giác ảnh 1

Tuy nhiên tôi vẫn theo dõi trang “Ngàn lẻ một chuyện tình” trong đó có mục “Diễn đàn lười yêu” của báo Tiền phong Cuối tuần, đây là một trang báo có nhiều gợi mở với những bạn quan tâm đến tình yêu và hôn nhân bởi những ý kiến rất đa chiều, hấp dẫn.

Gần đây, báo có một số bài tranh luận quanh chuyện tình yêu tuổi học trò. Chủ đề này không mới, tuy nhiên trong hàng loạt bài ủng hộ hoặc không, nổi lên bài Kiểm soát bằng cách không cấm của chị Hoàng H.T (là một phụ huynh học sinh ở Thanh Xuân, Hà Nội) đăng trên báo TPCT số 27, rồi bài Không lạm dụng nếu được tôn trọng của Hoàng Thanh Vân (một học sinh ở Nam Định), báo TPCT số 29 nêu lên một cách “quản lý” thực sự là mới với chuyện tình cảm của học sinh dưới mái trường phổ thông.

Đây là một thực tế rất đáng lưu ý khi chúng tôi là giáo viên hàng giờ nhìn thấy các em học tập, sinh hoạt và có đời sống tình cảm tuổi mới lớn ngay trước mắt mình. Quan trọng hơn, chúng tôi còn phải chịu trách nhiệm chứng kiến khi đang học phổ thông rất đáng suy nghĩ.

Em Thanh Vân viết: “Bố mẹ chúng em đa số đều không cần hiểu gì hết và chỉ: học đi, học là cần thiết duy nhất. Có những người còn bị bố mẹ đánh và mắng bằng những lời rất khó nghe, cứ như yêu là một tội lỗi gì rất lớn”.

Tôi đã chứng kiến những chuyện như vậy, nó khiến các em bị tổn thương rất nhiều, và khi không cưỡng lại nổi thứ tình cảm mãnh liệt đầu đời đó, nói chung các em đều có những biểu hiện lệch lạc do mặc cảm.

Nhưng nếu “không cấm” có được không? Đọc ý kiến của chị Hoàng H.T, tôi hiểu chị rất thận trọng, và chị đã gặp được những người cùng suy nghĩ với mình.

Trong tam giác: phụ huynh em nam, phụ huynh em nữ, cô giáo chủ nhiệm này, chỉ cần một đỉnh không đồng thuận là mọi thứ sẽ đảo lộn hết. Thậm chí, “trẻ con sẽ làm mất lòng người lớn” như chơi.

Bởi vậy, thực sự đây khó có thể là một mô hình đại trà được. Phụ huynh và giáo viên có thể không biết mối quan hệ thầm kín của các em, nhưng nếu biết mà phối hợp kiểm soát một cách chủ động như chị H.T nêu là quá khó.

Ngay như chỗ tôi dạy học là một vùng nửa đô thị nửa nông thôn, phong tục rất cũ và kinh tế thì nghèo. Các bậc phụ huynh một là không biết gì đến đời sống tình cảm của con, hai là nếu biết thì sẽ ngăn cấm triệt để. Giáo viên phải làm sao đây?

Thật sự, công việc giáo dục giới tính hiện nay ta làm chưa tốt, khiến các em tò mò nhưng lại chưa đủ độ ngăn chặn những hậu quả xấu. Đã có nhiều ý kiến nêu lên các trường hợp bị mang thai ngoài ý muốn và nhiều hệ lụy xung quanh chuyện này.

Ba đỉnh của tam giác phải rất ăn ý và khéo léo mới khống chế được chuyện này. Ngoài ra còn nhiều chuyện khác xung quanh chuyện học hành của các em, hiệu quả có tốt lên không, quả thật cũng là bài toán khó giải.

Về phía tôi, nếu hỏi gặp trường hợp như chị H.T đưa ra mà tôi là cô chủ nhiệm, có lẽ tôi sẽ đồng ý! Thực sự đây là điều hấp dẫn với kinh nghiệm nghề nghiệp của một nhà giáo trẻ.

Tôi cũng đã chán việc đưa ra những bài học thừa tính hù dọa mà thiếu tính nhân văn. Tôi cũng muốn thử sức mình trong một lĩnh vực giáo dục khá mới mẻ: Giáo dục đời sống tình cảm nhân văn của các em, không dùng lại ở việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.