Bạn trẻ khởi nghiệp: Thừa táo bạo, thiếu thực tế

SV?Đại học Kinh tế Quốc dân học kinh nghiệm khởi nghiệp
SV?Đại học Kinh tế Quốc dân học kinh nghiệm khởi nghiệp
TP - Chỉ riêng chương trình 'Khởi nghiệp', mỗi năm nhận hàng trăm dự án gửi về thể hiện khát khao làm giàu, tư duy sáng tạo của bạn trẻ, nhưng đặc điểm chung là thiếu tính thực tế.
SV?Đại học Kinh tế Quốc dân học kinh nghiệm khởi nghiệp
SV?Đại học Kinh tế Quốc dân học kinh nghiệm khởi nghiệp .

Từ nhỏ Nguyễn Minh Tú đã mê kinh doanh, khát khao thành doanh nhân. Những ngày đầu vào ĐH, Tú đi làm thêm nhiều việc khác nhau để tích lũy kinh nghiệm. Năm thứ hai ĐH, anh tham gia chương trình Khởi nghiệp với dự án Cty TNHH Hoa Nam, mô hình Cty chuyên về gốm sứ, thủ công mỹ nghệ. Hì hụi đi thực tế tại các làng nghề và viết dự án, dự án của anh đã giành giải nhất chương trình Khởi nghiệp 2004.

Với chiến thắng đó anh nhận được hỗ trợ vốn 100 triệu đồng. Và nay, Cty của chàng giám đốc ở tuổi 26 này đang giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động trẻ, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Tú chia sẻ bí quyết của mình là không do dự trong thực hiện mục tiêu làm giàu và biết cách tư duy hoàn vốn trong thời gian ngắn nhất.

Tú chỉ là một trong số các bạn trẻ lập nghiệp thành công qua chương trình Khởi nghiệp.

Chương trình Khởi nghiệp 2010 khu vực phía Bắc chính thức được phát động từ ngày 26-6. Chương trình sẽ nhận dự án từ ngày 1-7 đến 30-11-2010, thuộc 5 nhóm ngành: Sản xuất, thương mại - dịch vụ, công nghệ thông tin - viễn thông, bảo vệ môi trường, hỗ trợ cộng đồng.

Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trưởng ban tổ chức chương trình Khởi nghiệp, chia sẻ: “Người Việt Nam có bệnh thích làm lớn. Các bạn trẻ hãy bắt đầu từ những việc nhỏ. Khởi nghiệp sẽ dễ thành công nếu các bạn khởi nguồn từ dự án nhỏ. Thành công ban đầu rất quan trọng với người trẻ vì sẽ tạo cho các bạn niềm tin và sự hứng khởi để thực hiện những dự định lớn hơn”.

Ông Bùi Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân (KTQD), cũng khuyên các sinh viên: “Để làm một ông chủ ngân hàng, trước hết hãy học cách đếm tiền”.

Mỗi năm thẩm định hàng trăm dự án khởi nghiệp của bạn trẻ trên cả nước, ông Phạm Gia Túc đánh giá: “Các bạn trẻ có tư duy sáng tạo và táo bạo. Tuy nhiên, nhiều dự án, ý tưởng lại thiếu tính thực tế. Dự án phải gần với thực tế và có tính hiệu quả cao mới thu hút được nhà đầu tư”.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (cũ), khuyên các bạn trẻ không kìm nén ý tưởng, mà nên trao đổi với người khác, tìm sự tư vấn để biến nó thành hiện thực. “Có kỹ năng mà không có khát vọng làm giàu sẽ khó đạt được mục tiêu”, ông Tuyển nói.

Tuy nhiên, ngoài kiến thức và kỹ năng, điều khiến nhiều bạn trẻ lo lắng khi bắt tay lập nghiệp là vốn. Ông Trương Đình Tuyển cho rằng, tìm nguồn vốn hỗ trợ trong xã hội hiện nay không khó, điều quan trọng là bạn trẻ có ý tưởng, dự án rõ ràng và thuyết phục được nhà đầu tư bằng tính thực tiễn, khả thi của dự án đó.

Bà Bùi Kim Liên, đại diện Vietinbank cho biết, ngân hàng hiện có nhiều chương trình hỗ trợ chủ doanh nghiệp mới khởi sự. Ngân hàng cũng thường xuyên tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp trẻ và thực tế đã có hàng trăm nghìn dự án được thực hiện.

Khởi nghiệp đang là một trong những chương trình hữu ích thu hút hàng ngàn bạn trẻ cả nước tham gia. Chương trình được tổ chức thường niên từ năm 2003 dưới sự bảo trợ của VCCI, Bộ Ngoại giao, T.Ư Đoàn, Bộ LĐTB&XH, Bộ Quốc phòng, Bộ GD&ĐT với các nội dung: tư vấn, đào tạo về khởi nghiệp; kết nối giữa thanh niên với doanh nhân thành đạt; hỗ trợ tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn; tổ chức sự kiện sàn giao dịch ý tưởng, hội chợ ý tưởng kinh doanh sáng tạo…

MỚI - NÓNG