Câu hỏi chua chát và những chỗ trống tại một buổi tọa đàm!

Câu hỏi chua chát và những chỗ trống tại một buổi tọa đàm!
TP- Ban đầu, đọc dòng chữ tọa đàm “Những vấn đề mới về tình hình thanh niên hiện nay” do Viện Nghiên cứu Thanh niên Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, dễ làm cho người ta nghĩ đến đó là cuộc bàn thảo của các chuyên gia, các trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ thanh niên... về một chủ đề mà có thể mang chúng “mổ xẻ” trên báo chí.

Tuy nhiên, khi chủ tọa có “đôi lời” rất chân thành và cầu thị mới vỡ ra: Nhóm nghiên cứu của Viện muốn thu thập ý kiến của những cán bộ Đoàn - người sâu sát với tình hình thanh niên và đội ngũ nhà báo ở các báo dành cho giới trẻ hiện nay trước khi đưa ra bảng câu hỏi khảo sát trên diện rộng để phục vụ cho đề tài “Đánh giá tình hình thanh niên năm 2008”.

Thực chất, đề tài trên là đơn đặt hàng của Ban Chấp hành, Ban Bí thư T.Ư Đoàn với Viện Nghiên cứu thanh niên nhằm đánh giá tình hình thanh niên hàng năm và lý giải trên cơ sở khoa học, thực tiễn những thay đổi tình hình TN giúp cho công tác chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Thường vụ T.Ư Đoàn đồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước các chính sách phù hợp đối với sự phát triển của TN.

Theo ghi nhận của người viết, đây là lần đầu tiên Viện Nghiên cứu thực hiện một đề tài mới cả nội dung và hình thức thực hiện.

Chính vì thế, khi được giao nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu đã dành ưu tiên cũng như mong muốn được giúp đỡ đầu tiên từ phía đội ngũ lãnh đạo một số ban phong trào của T.Ư Đoàn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên vốn có nhiều thời gian gắn bó với thanh niên nhằm thu thập ý kiến để đưa ra bộ tiêu chí, phương pháp tiếp cận giới trẻ.

Khi chủ và khách đã “thông” về nội dung cũng như cách thức tiến hành thảo luận một cách vui vẻ và nhiệt tình, những tưởng mọi việc suôn sẻ...

Đến phần phân tích yếu tố, xu hướng mới trong thanh niên sau khi thảo luận nhóm phần 1, cần ý kiến đóng góp nhất thì một vị lãnh đạo làm công tác TN lặng lẽ xách cặp ra về.

Tọa đàm vẫn tiếp tục trong sự  hụt hẫng bởi khách mời còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay! Thảo luận nhóm lần 2 nhằm xác định công cụ, đưa ra tiêu chí đánh giá cho bảng câu hỏi, tuyệt nhiên không còn thấy bóng dáng lãnh đạo, cán bộ làm công tác Đoàn! Lúc ấy cái đồng hồ rất đỗi trung thực treo ở giữa phòng họp mới chưa đến 10 rưỡi sáng.

 Phòng họp vốn chọn lọc khách mời nay chỉ còn trơ lại chủ nhà, may thay nhóm phóng viên của các báo được mời không thiếu bất kỳ ai vẫn ở lại đến phút chót.

Người chủ trì đề tài tươi cười với vẻ gượng gạo cám ơn người ở lại và thầm trách mình khâu tổ chức không hấp dẫn chăng khiến người làm công tác TN bỏ về?

Nhưng ẩn sâu bên trong cái sự tự trách mình của chủ nhà ấy là nỗi thất vọng khó nói thành lời...

“Sẽ còn có bao nhiêu “quan Đoàn” trong hệ thống tổ chức Đoàn của chúng ta?” - Đó là câu hỏi chua chát mà một người làm công tác nghiên cứu về thanh niên đặt ra tại Hội thảo!

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.