Chàng khiếm thị có tay 'phù thủy'

Chàng khiếm thị có tay 'phù thủy'
TP - Khiếm thị nhưng anh vẫn học hai trường: Trường Viện Đại học mở, hệ Cao đẳng Sư phạm Ngoại ngữ, và Trường Trung học Y Tuệ Tĩnh (nay là Học viện Y học Tuệ Tĩnh). Anh đã học chữ nổi, học cả tiếng Anh và vi tính.

Không chỉ thế anh còn trở thành ông chủ hiệu thuốc dân tộc và cơ sở xoa bóp, bấm huyệt của người khiếm thị. Anh là Phạm Văn Sơn ở thôn My Hạ, Thanh Mai (Thanh Oai, Hà Nội).

Chàng khiếm thị có tay 'phù thủy' ảnh 1
Phạm Văn Sơn đang lên mạng tìm kiếm thông tin

Hỏng mắt, còn tay

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông thôn nghèo, nhà có năm anh em thì ba người bị khiếm thị, trong đó có Sơn. Ông Phạm Xuân Sang - bố Sơn từng chiến đấu tại chiến trường Tây Quảng Trị khói lửa. Ông trở về khi mang trong mình di chứng chất độc da cam.

Đến tuổi đi học, Sơn cũng như bao đứa trẻ khác, được bố mẹ cho đến trường. Nhưng, học đến lớp 4, đôi mắt Sơn cứ mờ dần không nhìn rõ chữ. Đến hết cấp II, Sơn không đọc được chữ nữa.

Bố mẹ đưa Sơn đi khám. Qua nhiều bệnh viện, bác sĩ đều lắc đầu, bất lực. “Tôi luôn khao khát được tiếp tục đến trường, cầm bút viết những hàng chữ nhỏ xinh xinh… nhưng thật là khó khăn” – Sơn nhớ lại.

Thương con, bố mẹ vẫn cho Sơn được đến trường. Mỗi khi học, Sơn lại nhờ bố mẹ đọc bài rồi ghi lại vào băng. Tất cả các môn học Sơn đều làm như vậy. Nhưng mỗi khi viết thì dòng dưới đè dòng trên nên những lần đi thi không được điểm và trượt.

Sơn mày mò làm hệ thống trợ giúp viết bài. Đó là một khung gỗ làm giá, căng giây cước làm dòng kẻ, ghim bìa cứng làm giá giữ giấy, dùng thước gỗ có đánh dấu khoảng cách.

Mất khoảng hơn một tháng tập luyện cách viết theo khung giá mới, Sơn mới viết được chữ thẳng hàng. “Tôi coi đó như bậc thang đầu tiên tôi bước” – Sơn nói. Chính nhờ sự cố gắng đó mà Sơn đã vượt qua được những kỳ thi để rồi bước vào kỳ thi đại học.

Chàng khiếm thị có tay 'phù thủy' ảnh 2
Phạm Văn Sơn và bạn đang hỗ trợ kiến thức y học cổ truyền cho nhau

Nhớ ngày đi thi, đồ nghề của Sơn vào phòng thi lủng củng nào là khung, giá, ghim, dây. Hồ sơ ghi sức khỏe tốt, nhưng bước đi phải nhờ người dẫn, đề thi phải nhờ người đọc hộ.

Sơn thi đỗ vào hệ Cao đẳng Sư phạm Ngoại ngữ của Trường Viện Đại học mở Hà Nội. Học đến năm cuối, Sơn lại quyết định thi tiếp vào Trường Y học Tuệ Tĩnh. Thế là anh học liền hai trường.

Nhập học, khó khăn mới đến với Sơn. Chẳng là nhà trường chưa có chương trình đào tạo cho người khiếm thị nên không biết xếp Sơn vào lớp nào. Sơn phải lên Bộ Y tế mấy lần để xin đề xuất nguyện vọng. May mắn là mọi chuyện đã ổn.

Ngoài thời gian học, Sơn còn đi bán chổi, bán tăm. Sơn còn đi làm gia sư. Nhiều người thấy lạ thắc mắc, mù thế kia thì làm sao mà dạy được, đi còn chẳng xong nữa là. Nhưng rồi, có người thử mời Sơn dạy thử con mình vài buổi. Không ngờ, Sơn dạy được, vậy là người ta thuê Sơn và coi Sơn như tấm gương về nghị lực chiến thắng bản thân.

Công trình y học bằng chữ nổi

Có lẽ, đây là cuốn sách chữ nổi có dung lượng lớn nhất từ trước tới nay. Sơn tâm sự: “Khi hoàn thành chuyển cuốn sách sang chữ nổi, tôi thấy mình lớn hơn. Mỗi trang sách đã dạy tôi nhiều điều trong cuộc sống”.

Học tại Trường Y học Tuệ Tĩnh, Sơn tích góp tiền mua được cuốn sách từng ao ước “Những cây thuốc và vị thuốc” của giáo sư Đỗ Tất Lợi. Sơn nhờ bạn đọc rồi thu vào băng, rồi  chuyển dần bài thuốc sang chữ nổi. Công trình này phải mất nhiều năm mới hoàn thành.

Có lẽ, đây là cuốn sách chữ nổi có dung lượng lớn nhất từ trước tới nay. Sơn tâm sự: “Khi hoàn thành chuyển cuốn sách sang chữ nổi, tôi thấy mình lớn hơn. Mỗi trang sách đã dạy tôi nhiều điều trong cuộc sống”. Sơn coi cuốn sách như bảo bối của đời mình.

Thú vị hơn là Sơn còn chuyển dần 400 bài thuốc trong cuốn sách sang thơ lục bát.  Ví dụ bài thơ về Cây rau diếp cá:

Lạnh cay vị của ngư tinh

Tiểu thông, nhiệt tán điều

 kinh nghiệm màu

Được dùng chữa mắt đỏ đau

Mụn nhọt, lở loét đinh râu cũng dùng

Bệnh trĩ sắc thuốc uống trong

Ngoài thời rửa trĩ, hơi xông trĩ liền…

Sơn còn có ý tưởng làm một bức tranh có bốn vị tiền bối của ngành y gồm Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, GS Nguyễn Tài Thu, và GS Đỗ Tất Lợi – với mong muốn nhắc nhở người hành nghề phải biết kết hợp đông-tây, lấy đức làm đầu, lương y như từ mẫu.

Dạy để tiếp tục học

Học xong, Sơn về quê dạy Hội Người mù Tỉnh Hà Tây rồi làm giáo viên phụ học lớp học Lê Hồng Phong. Năm 2004, Sơn lên Hà Đông thuê nhà để mở hiệu bán thuốc dân tộc và cơ sở xoa bóp, bấm huyệt để dạy nghề cho người cùng cảnh ngộ.

Bằng kinh nghiệm của mình anh đã dạy nghề cho hơn 20 người (cả người khiếm thị lẫn người bình thường, tạo việc làm ổn định, có thu nhập mỗi tháng từ 800.000 - 1.000.000 đồng.

Một lần tình cờ qua thông tin trên mạng, Sơn biết đến Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Jica) đang mở lớp đào tạo xoa bóp bấm huyệt theo phương pháp cổ truyền thế là anh thử nộp hồ sơ. May mắn lại đến khi anh được mời sang Nhật học hai năm.

Sự học luôn thăm thẳm phía trước và Sơn, người bộ hành khiếm thị với trái tim sáng dẫn đường, sẽ cắm những cột mốc thành quả trên chính những chặng đường mà mình đi qua.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.