Chàng kỹ sư về quê làm nông dân

Không chỉ thuê đất trồng lúa, anh Phạm Ngọc Hưng còn bao tiêu sản phẩm gạo cho nhiều HTX ở Thái Bình.
Không chỉ thuê đất trồng lúa, anh Phạm Ngọc Hưng còn bao tiêu sản phẩm gạo cho nhiều HTX ở Thái Bình.
TP - Trăn trở vì nhiều người dân ở quê bỏ hoang đồng ruộng, anh Phạm Ngọc Hưng (SN 1984) ở xã Vũ Quý (Kiến Xương, Thái Bình) quyết định bỏ công việc bàn giấy về quê, quyết vươn lên làm giàu từ lúa. Hiện anh sở hữu hơn 20 ha ruộng, hệ thống máy xay xát hiện đại, bình quân mỗi tháng thu lãi hàng trăm triệu đồng, tạo công việc cho hàng chục lao động.

Sinh ra trong gia đình nghèo, đông con, khi đang học lớp 10, bố Hưng đột ngột qua đời vì bệnh tật. Vượt khó, năm lớp 12, Hưng đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia và trúng tuyển vào ĐH Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chuyên ngành Khoa học cây trồng. Để có tiền ăn học ở Hà Nội, ngoài việc đi làm gia sư, Hưng còn buôn giống hạt rau cho các tỉnh.

Tốt nghiệp ĐH với tấm bằng loại ưu, xin được việc làm ổn định tại Cty giống cây trồng ở Nam Định, năm 2015, Hưng quyết định từ bỏ vị trí kỹ sư nông nghiệp về làm nông dân, gắn bó với đồng ruộng quê nhà. “Sinh ra ở quê lúa, mình hiểu rõ mồ hôi, công sức mà người nông dân phải bỏ ra để có được hạt thóc, hạt gạo. Năng suất lúa đã đạt ngưỡng nhưng người dân vẫn nghèo.

Về làm ruộng, mình cũng đặt mục tiêu chứng minh cho mọi người thấy nếu làm lúa diện tích lớn, cải tạo lại mặt ruộng, tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi khép kín, người trồng lúa sẽ giàu, thậm chí rất giàu”, Hưng thuê 20 ha đất ruộng thời hạn 3-5 năm, giá thuê 60 kg/sào/năm. “Thuê ruộng gian truân lắm. Người dân họ không tin là mình làm được, sợ thuê ruộng có mục đích khác chứ không phải trồng lúa. Thế rồi, nhờ kiên trì, tôi cũng thuyết phục được họ”, Hưng nói.

Đưa hạt gạo vươn xa

Từ những mảnh ruộng bỏ hoang cỏ mọc ngang người, Hưng thuê máy xúc cải tạo đất, ủi cỏ, nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương. Hiện Hưng gieo cấy đại trà 20 ha giống lúa mới có tên Hương Việt. Đây là giống ít sâu bệnh, chất lượng gạo ngon, năng suất bình quân trên 1,8 tạ/sào.

Hưng đầu tư gần 3 tỷ đồng lắp đặt hệ thống xay xát phù hợp với lúa hạt dài, có dây chuyền đánh bóng, bắn màu. Hạt gạo không bị lẫn cám, tạp chất nên không bị hôi. Dù bán buôn với giá rất cao (hơn 20.000 đồng/kg), gạo của anh luôn “cháy” hàng. Việc anh thuê ruộng tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 10 nông dân trong thôn (những người cho anh thuê ruộng).

Ngoài thuê đất cấy lúa, Hưng mua lại 6 ô xưởng của kho lương thực, đầu tư hệ thống máy móc phục vụ xay xát, chế biến gạo. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn ký hợp đồng tiêu thụ lúa với các HTX của huyện Kiến Xương, Tiền Hải và một số hộ.

Mỗi năm anh thu mua khoảng 3.000 tấn thóc để chế biến, cung cấp cho nhà bếp của các công ty, doanh nghiệp. Hưng cho rằng quy trình thâm canh kém khiến chất lượng gạo không cao, lẫn tạp chất là nguyên nhân hàng đầu khiến gạo Việt Nam khó vươn ra thị trường quốc tế.

Hiện anh đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ cho thương hiệu gạo Hương Việt, hy vọng ngày không xa gạo của anh được khách hàng trong và ngoài nước biết đến.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.