Chàng sinh viên đi 'bán dạo'... bao cao su

Chàng sinh viên đi 'bán dạo'... bao cao su
TPO - Trong khi các bạn cùng lớp theo đuổi viết báo, gia sư, PR... thì Cao Nguyên -  sinh viên năm ba khoa Báo chí (ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội) lại đi làm thêm với công việc chính: Tuyên truyền về sử dụng bao cao su (BCS) giúp phòng chống HIV/AIDS.

Với mỗi phiếu điều tra có kết quả như vậy, Nguyên được bên công ty trả giá 5.000 đồng. Trung bình một ngày đi, Nguyên thu nhập được khoảng 120.000 đồng nhiều hơn thì 150.000 đồng, nhưng cũng có nhiều hôm không đủ tiền xăng xe, bởi khi vào các quán hỏi chủ quán hay người quản lý thường nói thông tin không đúng về cấp trên kiểm tra đã không được tiền lại còn bị mắng.

Nói về duyên nợ đến với công việc mà sinh viên nào cũng “ngại” khi nhắc đến này, Nguyên cho biết: “Một lần được mấy anh cùng phòng trọ rủ đi tham dự buổi tập huấn về đội khảo sát thị trường BCS ở Hà Nội, lúc đầu thấy ngại ngùng vì lần đầu tiên được nghe nói về BCS – một vấn đề rất tế nhị, nhưng thấy ai cũng hào hứng nên mình quyết định thử sức xem sao?”.

"Đây là chương trình của một tổ chức phi chính phủ thuộc công ty Đông Giang phụ trách nhằm khảo sát thị trường BCS ở Việt Nam, qua đó tuyên truyền cho việc sử dụng BCS để ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS." - Nguyên cho biết. 

Mặc dù tại buổi tập huấn, Nguyên đã được nghe qua các bậc đàn anh, đàn chị chia sẻ kinh nghiệm khi đi khảo sát BCS ở những địa điểm nguy hiểm như quán cà phê đèn mờ, bar, bia ôm, tẩm quất – xông hơi – massage nhưng đi thực tế tình hình khác hẳn. Việc nắm rõ các loại BCS cũng như giá cả là yêu cầu bắt buộc.

Ngày đầu tiên, được phân công đi khảo sát các tuyến phố Trường Chinh, Đại La, Minh Khai với khá nhiều quán cà phê, tẩm quất – massage gặp rất nhiều khó khăn. Với bảng hỏi trên tay, hơi rụt rè, Nguyên bước vào quán massage H.N trên phố Minh Khai để khảo sát, do hơi ấp úng nên vừa mới chào hỏi, giới thiệu đã bị chủ quán chửi te tua rồi đuổi đi vì bị nghi là “nhà báo” hay công an điều tra. 

Rút kinh nghiệm, tới các quán khác, chàng ta bình tĩnh hơn và khéo léo tiếp chuyện. Trong vai một người đại diện bên hãng sản xuất BCS..., Nguyên phải hỏi các quán cà phê, bia ôm này có sử dụng BCS không? Loại gì? Giá cả thế nào?

Sau một thời gian thử việc tốt, Nguyên được làm bên bộ phận tổ chức các sự kiện ở nhiều quán bia hơi trong nội thành Hà Nội. Hiện tại, bạn đang chạy chương trình với 26 sự kiện.

Khu vực hoạt động gồm các quán bia trong nội thành Hà Nội. Công việc chính gồm phụ trách sân khấu và đội hình nộm có biểu tượng BCS thu hút sự chú ý của khách hàng, mời họ tham gia các trò chơi với mục đích tuyên truyền “Vui có chừng -  Dừng đúng lúc”.    

Buồn, vui chuyện nghề

Phải  đi khảo sát tại những điểm “đen”, “nóng”, vì vậy mà Nguyên ngày càng bạo dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. “Đối với mỗi địa điểm: quán cà phê, hiệu thuốc, khách sạn, Bar, xông hơi -  massage phải có những ứng xử tình huống khác nhau.

Nguyên kể: “Một lần đi khảo sát quán cà phê đèn mờ trên phố Lý Thường Kiệt, vừa bước vào hỏi địa chỉ, tên tuổi người quản lý liền bị một tiếp viên ở đây gọi hai tên bảo kê đến. Chúng hỏi: “Mày là ai, đến đây làm gì? Khai cho đúng sự thật, không thì bọn tao cho ăn đòn”….

Nhìn những lão tay to, “mặt sắt” mình rất sợ, cứ tưởng phen này chết chắc. Phải thành thật nói là em chỉ đi khảo sát thị trường BCS rồi chúng nó mới nhỏ nhẹ với mình.

Một kẻ còn hỏi: “Thế, em có bao gai không? Nếu có thì anh em cùng buôn. Cái này hiếm, buôn được lời lắm”.

Lần làm gần đây nhất là đi chạy chương trình “Vui có  chừng - dừng đúng lúc” ở phố Tăng Bạt Hổ, Nguyên bị công an giữ lại, thu thẻ sinh viên, chứng minh thư không cho về vì bị cho là tuyên truyền làm gây rối trật tự. Giải thích mãi họ mới tha cho về.

Việc đi khảo sát cũng đòi hỏi phải có tài quan sát, phán  đoán. Nhìn một tiệm cắt tóc phải biết đó là  tiệm làm ăn chân chính hay có hành vi mờ ám như kiểu “cắt tóc ôm” hay không mới vào hỏi. Nếu không sẽ bị ăn chửi ngay lập tức. 

Tuy nhiên, mục đích chính của chương trình là tuyên truyền và gửi đến mọi người thông điệp “Vui có chừng, dừng đúng lúc”, hãy dùng bao cao su để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Vì vậy, nhiều khách hàng thấy chương trình có ý nghĩa nên xin cả số điện thoại để đặt mua sản phẩm cũng như mời đến quán của họ tuyên truyền.

“Với những người trẻ làm chương trình, điều họ luôn có chính là sự nhiệt tình, mạnh dạn vè kiên nhẫn để hoàn thành tốt công việc. Điều quan trọng nhất để mình có thể làm được việc này chính là chung tay giúp cộng đồng phòng chống lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS.” – Nguyên chia sẻ.

Hơn nữa, công việc này tuy vất vả, bị nhiều lời dèm pha, dị kiến nhưng nó tạo cho Nguyên rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình điều tra, khảo sát xã hội,…rất thiết thực cho nghề báo mà Nguyên theo đuổi. Nguyên dự định sau này sẽ theo mảng điều tra, hay an ninh, pháp luật để phát huy thế mạnh của mình. 

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.