Chàng thủ khoa nghèo và giọt nước mắt của người mẹ

Chàng thủ khoa nghèo và giọt nước mắt của người mẹ
Với vội búi rơm đun siêu nước tiếp khách, trong gian bếp trống hoác nồng mùi bồ hóng, người phụ nữ gầy gò, khắc khổ bởi một mình vừa trông nom mấy sào ruộng, vừa làm phu hồ nuôi 3 đứa con và người chồng ốm nặng, lặng lẽ gạt những nước mắt xen lẫn hạnh phúc và cả sự lo toan.

>> Thủ khoa ĐHBK Hà Nội : Suýt bỏ học vì nhà quá nghèo
>> Nhiều cá nhân, tập thể đề nghị hỗ trợ em Chuẩn

Chàng thủ khoa nghèo và giọt nước mắt của người mẹ ảnh 1
Nguyễn Đăng Chuẩn - Thủ khoa 30 điểm của trường ĐHBK Hà Nội.

Hơn một tháng nữa, khi Nguyễn Đăng Chuẩn, con trai chị, chàng sĩ tử vừa đậu thủ khoa trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ nhập học, chị biết làm gì để có đủ tiền nuôi con ăn học?

Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, anh, chị của Chuẩn đã phải dang dở chuyện học hành, dồn tất cả cho Chuẩn. 12 năm nuôi con ăn học đèn sách, gần một năm trời chăm chồng ốm yếu, trông vào mấy sào ruộng khoán không đủ trang trải cuộc sống gia đình, những lúc rảnh rỗi, chị Nguyễn Thị Sinh lại đi làm phu hồ kiếm thêm tiền sách bút cho con.

Biết tin con đỗ đại học, chị mừng lắm, nhưng mừng bao nhiêu, gánh nặng kinh tế càng đè nặng lên niềm vui ấy bấy nhiêu. "Gia đình cũng phấn khởi nhưng lo về kinh tế, lo vì gia đình ngày càng túng bấn" - Chị tâm sự.

Nguyễn Đăng Chuẩn quê ở xã Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh). Không hổ danh là "đất học", 4 năm trở lại đây, năm nào Thuận Thành cũng cống hiến cho các trường đại học những sĩ tử tài năng, những thủ khoa với số điểm từ 29,75 đến 30 điểm. Có lẽ vì đất này nghèo quá và cũng có lẽ vì quan niệm "nuôi cái chữ hơn giữ tiền vàng" của mỗi gia đình, nên dẫu rằng sự học có gian nan, vất vả, các em vẫn không thua bạn, kém bè. So với các thủ khoa trước, Chuẩn thiệt thòi hơn rất nhiều, các thầy cô, bạn bè của Chuẩn cho biết em là chàng thủ khoa nghèo nhất.

Nếu như Vương Bá Tuấn, Đỗ Đình Thắng, Nguyễn Ngọc Duy (thủ khoa ĐH Bách khoa các năm 2004, 2006), Nguyễn Đình Thành (thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2005), Đàm Mạnh Cường (thủ khoa ĐH Xây dựng năm 2005) là con nhà viên chức hay con nhà nông nhưng cũng có thêm nghề phụ để tăng thu nhập, cuộc sống ở mức trung bình, thì nhà Chuẩn lại thuộc diện hộ nghèo của địa phương.

Căn nhà nhỏ thấp lè tè của gia đình em không có gì đáng giá ngoài chiếc tivi nội địa. Nơi học và ở của Chuẩn rộng gần 10 m2 chỉ có vài tấm ván và chiếc bàn học, với những chiếc bao tải chứa đầy sách theo Chuẩn suốt 12 năm học. Chiếc bàn học được đặt gần ô cửa nhỏ để lấy ánh sáng và em học chủ yếu vào ban trưa để mẹ không phải chi thêm tiền điện.

Muốn học nhiều, biết nhiều nhưng Chuẩn hết sức tiết kiệm tiền mua sách, chỉ xin mẹ mua một số sách giáo khoa cơ bản, còn lại em đi mượn thầy cô, bạn bè về học thêm. Những bài tập khó, Chuẩn chép ra vở để nghiên cứu, tìm bằng được cách giải mới theo tư duy của mình.

12 năm đèn sách đã hun đúc trong trái tim và khối óc cậu học trò này ý chí vươn lên mạnh mẽ bằng trí tuệ và nghị lực của mình. Năm nào Chuẩn cũng là học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện. Thầy Hà Đức Tú - Hiệu trưởng Trường PTTH Thuận Thành 1 - cho biết: "Chuẩn là học sinh lớp 12A1 của trường, ngay từ khi vào lớp em đã thể hiện là một học sinh có năng lực, cần cù, chịu khó và thông minh, em có kỹ năng học tập rất tốt và ý chí tự lập, tự cường cao".

Con đường đại học đã rộng mở, trong hành trang theo học của Chuẩn có gánh lo toan và những giọt nước mắt của mẹ. Em tự nhủ cố gắng học tập tốt, không phụ công bố mẹ, gia đình, thầy cô, bè bạn, để sau này có việc làm ổn định, tương lai vững chắc, cho bố mẹ đỡ khổ. “Bố mẹ và anh chị đã vất vả, hy sinh nhiều vì em!" - Chuẩn nói.

Chu Thanh Vân
TTXVN

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.