'Chúng tôi sẽ sớm trưởng thành'

'Chúng tôi sẽ sớm trưởng thành'
TP - Háo hức, bỡ ngỡ bước vào môi trường kỷ luật thép, đó là tâm trạng chung của những cô cậu tân binh mười tám, đôi mươi thuộc 12 học viện và trường quân đội.

Họ phải trải qua một học kỳ huấn luyện tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 - nơi đào tạo những nội dung cơ bản ban đầu về kỹ thuật, chiến thuật và lý luận chính trị khoa học xã hội nhân văn. 

'Chúng tôi sẽ sớm trưởng thành' ảnh 1
Tân học viên nữ  trong ngày khai giảng năm học 2009 - 2010

“Nhiều người gọi vui đây là trường Luộc quân đấy, nhà báo ạ! Không khổ luyện sao thành tài được. Có đổ mồ hôi trên thao trường thì trên chiến trường mới không đổ máu” – Thượng tá Vũ Văn Thân, Trưởng ban thanh niên Trường Sĩ quan Lục quân 1 nói như vậy khi đưa chúng tôi xuống tiểu đoàn 14 – nơi những chàng trai mặt còn măng tơ của trung đội 8, đại đội 51 đang đứng thành hai hàng ngang đều tăm tắp trên sân doanh trại, sau hiệu lệnh đanh gọn của chỉ huy.

Thành lập ngày 15/4/1945, Trường Sĩ quan Lục quân 1 chính là nhà trường đầu tiên trong hệ thống nhà trường, học viện quân đội.

Hơn 60 năm qua, trường đã đào tạo hàng vạn cán bộ quân sự ưu tú cho công cuộc giải phóng và kiến thiết đất nước.

Năm 1985, được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Trường đã vinh dự chín lần đón Bác Hồ về thăm và nhiều lần được Bác gửi thư khen ngợi.

Họ là những tân học viên khóa 77 đang trong quá trình kiểm tra lại sức khỏe và các tiêu chuẩn theo quy định, trước khi chính thức nhận quân trang để đón lễ khai giảng.

Học viên Hồ Ngọc Kiên (quê Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, những năm học cấp ba, bạn đã ước mơ trở thành một người lính. Năm trước, Kiên không đủ điểm vào đây, nên theo học Đại học Bách khoa Hà Nội.

“Kết quả học tập của tôi ở trường Bách khoa khá tốt, nhưng năm nay tôi tiếp tục thi vào Trường Sĩ quan Lục quân 1, và đã trúng tuyển” - Kiên phấn khởi kể.

Nhận giấy báo đỗ ba trường Sĩ quan Lục quân 1, Đại học Y Thái Bình và Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ, chàng trai vóc dáng thư sinh Quách Đắc Giang (quê Phù Cừ, Hưng Yên) quyết định chọn môi trường quân đội để thử sức.

“Ở nhà, việc đồng áng, cơm nước, giặt quần áo… mẹ và em gái làm hết, mình chỉ phải học thôi. Những ngày qua, phải tự giặt quần áo, ăn cơm tập thể, còn tập cuốc đất trồng rau nữa, mình mới hiểu mẹ vất vả, khổ cực thế nào”.

Chúng tôi đến tiểu đoàn 11, nơi những nữ học viên của các Học viện Quân y, Kỹ thuật quân sự và Khoa học Quân sự đóng quân. Đón chào chúng tôi là những cô gái trẻ trung đang sôi nổi trong giờ tập hát.

Trong thời gian đào tạo cơ bản tại đây, chế độ tập luyện và sinh hoạt của học viên nam và nữ không có gì khác nhau. Học viên nữ cũng ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ, chăn màn gấp vuông vức như gạch xếp, hành quân dã ngoại balô con cóc nặng 25kg, tham gia sản xuất, luyện tập đội ngũ, bắn súng… 

Được các bạn cùng phòng đặt biệt danh “quốc hoa Nhật Bản”, học viên Phan Anh Đào kể đây là lần đầu Đào xa nhà nên rất nhiều bỡ ngỡ. Thời gian đào tạo của Học viện Quân y kéo dài hơn 6 năm, dài hơn so với nhiều trường khác, nhưng cô gái xinh xắn đến từ Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận rất lạc quan.

“Thời gian càng dài, mình càng có thời gian tôi luyện bản lĩnh và nghiệp vụ. Còn về chuyện nhớ nhà, chắc sẽ quen dần thôi.” – Anh Đào cười rất tươi cho biết.

Võ Thị Hà - Học viện Kĩ khuật Quân sự (quê Duy Xuyên, Quảng Nam) mạnh dạn hơn: “Mình gấp được chăn màn vuông như cục gạch rồi, đến bữa ăn hết veo khẩu phần. Ngày nhận giấy báo nhập học, buồn vui lẫn lộn. Mọi người vẫn dọa, con gái vào quân đội khổ lắm.

Gần một tuần ở đây, tuy có vất vả nhưng cũng quen dần. Ở nhà mọi việc đều được bố mẹ lo cho hết. Lên đây luyện tập vất vả, ăn khỏe, ngủ khỏe, bù lại sáng dậy 5 giờ tập thể dục, không sợ tăng cân”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.