Chuyện người dự thảo điếu văn truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chuyện người dự thảo điếu văn truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh
TP - 40 năm trước khi chỉ còn hai ngày nữa đến đại lễ quốc tang truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh (9/9), tối 6/9, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp khẩn cấp quyết định giao Tổng Bí thư Lê Duẩn trực tiếp lo điếu văn.

Tối 6/9/1969 tại số 6 Hoàng Diệu, Hà Nội, hai trợ lý của Tổng Bí thư Lê Duẩn (TBT) Đậu Ngọc Xuân và Đống Ngạc đứng ngồi không yên đợi TBT đi họp về.

Khoảng 9 giờ 30, TBT về gọi hai ông lên gác hai. TBT đưa mỗi ông một bản sao Di chúc của Bác, hai bản điếu văn đã dự thảo và thông báo quyết định của Bộ Chính trị (BCT) về việc công bố đại lễ quốc tang sáng 9/9 rồi nói: Hai dự thảo này không đạt yêu cầu, BCT không thông qua. Bây giờ hai chú giúp tôi thảo một bản khác.

Ngoài việc tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp và công ơn trời biển của Bác, điếu văn cần nêu bật những nội dung lớn trong tư tưởng của Người để cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thấu suốt hơn nữa, lấy đó làm hướng phấn đấu biến đau thương thành hành động cách mạng, quyết thực hiện thắng lợi sự nghiệp vẻ vang Người để lại.

TBT nói cụ thể hơn về năm nội dung cần nêu bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh như độc lập và thống nhất cho Tổ quốc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, chính sách đại đoàn kết dân tộc, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần đoàn kết quốc tế, tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng của Người, và nhấn mạnh đến văn phong, lời điếu phải trang trọng, sâu sắc, cô đọng, tránh dài dòng sáo mòn, văn vần có hồn đi được vào lòng người Giải thích cặn kẽ xong, TBT còn dặn đi dặn lại: Các chú cố gắng viết xong trong đêm nay. Mai còn kịp xin ý kiến BCT, Ban Bí thư. Chúng ta không còn thời gian.

Hai ông đều nhận thức rất rõ rằng công việc được giao là một vinh dự rất lớn, nhưng hết sức khó khăn.

Việc trước tiên là bàn, thống nhất cách làm, đọc kỹ Di chúc của Bác, hai bản dự thảo điếu văn không đạt, nghiền ngẫm những điều TBT vừa chỉ dẫn và tranh thủ đọc ba điếu văn kinh điển để học cách viết: Stalin điếu Lênin, Enghen điếu Các Mác và Bác Hồ điếu cụ Hồ Tùng Mậu.

Hai anh em cùng nhau vạch một dàn bài chung, dựa vào đó, mỗi người tự viết một bản thảo, viết xong sẽ đối chiếu, chọn bài đạt hơn, hoặc chọn những đoạn viết tốt hơn để lắp ghép, chỉnh sửa thành một bản cùng vừa ý.

Ý định là như vậy nhưng khi bắt đầu viết thì thật lạ, đầu óc nặng trĩu, rối bời, suy nghĩ miên man, tư tưởng không thể nào tập trung. Viết được ít chữ, đôi dòng, lại xoá, viết lại.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Hình ảnh Bác cứ chập chờn hiện ra như là không phải Người đi xa mà, cũng như mọi lần, Bác đi công tác rồi lại về… Khi tĩnh tâm lại được đôi chút thì ruột gan, tâm tư, tình cảm lại dằn vặt, mình tự trách mình như là: “Nghĩ Bác không còn nữa là mình có tội”.

Khi đầu óc được giải tỏa

Ông Đống Ngạc dừng lại luồng suy nghĩ, mắt lơ đãng nhìn xa xăm như sống lại những ngày đau thương tưởng chừng không vượt qua nổi của dân tộc. Tôi hỏi ông:

- Điều gì giúp ông sau đó hoàn thành công việc?

- Có nhiều điều. 12 giờ đêm, chưa viết được chữ nào, đưa mắt sang anh Xuân thì giật mình, anh gục đầu trên bàn, áp mặt lên mấy trang giấy. Mình vội đứng phắt dậy, đến bên, thì phát hiện, anh bị ngất sau nhiều ngày đêm kiệt sức.

Ông vội dìu ông Xuân vào phòng tĩnh dưỡng rồi trở ra. Trách nhiệm dồn cả cho mình thật nặng nề.

Ông vụt đứng lên như trút bỏ gánh nặng ủy mị, khoát mạnh tay và ngồi xuống hạ bút câu đầu tiên: “Hồ Chủ tịch của chúng ta không còn nữa”. Tổn thất lớn lao này không gì bù đắp nổi. (Câu này sau đó BCT sửa lại thành hai câu: Tổn thất này vô cùng lớn lao! Đau thương này thật là vô hạn).

Ông viết liền một mạch xong đoạn mở đầu nói về nỗi đau Bác mất và cả phần hai nêu lên cuộc đời sự nghiệp và công lao to lớn của Bác Hồ, kết thúc bằng câu: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, vị anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ cho dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. (Chữ “dân tộc” đến lần sửa cuối mới thêm vào).

Sang phần ba, phần ruột dài nhất và cũng khó viết nhất, phải viết sao cho đạt hai yêu cầu. Một là, nêu cao được những quan điểm lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, từ đó, vạch ra nhiệm vụ cho những người còn sống, các thế hệ quyết giương cao ngọn cờ tư tưởng của Người, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiếp tục vững bước tiến lên.

Cái khó là trình bày những vấn đề lớn ấy bằng những ngôn từ giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Khó hơn nữa là phải tìm cách diễn đạt hay cùng lúc chuyển tải được cả hai yêu cầu vừa nêu, tức là tìm một công thức biểu cảm chứa đựng được cả những tư tưởng lớn của Người với những hoạt động thực tiễn mà những người còn sống cần biểu thị trước anh linh của Bác.

Đọc lại bài điếu của Stalin trước lễ truy điệu Lênin năm 1924 đã gợi mở lối thoát khó khăn. Ông gộp lại năm quan điểm lớn gắn với năm nhiệm vụ và thể hiện sinh động bằng năm lời thề danh dự của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta khi giơ cao nắm tay nhất loạt xin thề trong giờ phút thiêng liêng tiễn đưa vị cha già dân tộc. Câu “Vĩnh biệt Người, chúng ta thề” được lặp lại năm lần như một điệp khúc làm tăng thêm sức truyền cảm.

Đoạn cuối nêu bật hai di sản quý báu do Bác Hồ để lại: - Di sản thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc và kỷ nguyên độc lập - tự do - chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, thành quả chưa từng có, mở đường cho dân tộc Việt Nam ta tiến bước sánh vai với mọi cường quốc năm châu.

Bác Hồ còn là tấm gương sáng chói mẫu mực, tiêu biểu cho đạo lý kết tinh văn hóa ngàn đời của dân tộc mà các thế hệ con cháu đều có quyền tự hào, có nghĩa vụ kế tục, gìn giữ và phát huy mãi mãi.

Còn nữa

Quảng Ninh: Thi viết về những tấm gương làm theo lời Bác

Ngày 20/8, Tỉnh Đoàn Quảng Ninh phối hợp với Báo Quảng Ninh phát động cuộc thi viết về những tấm gương cán bộ, đảng viên, công chức, thanh thiếu nhi tiêu biểu làm theo lời Bác nhằm tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động Tuổi trẻ Quảng Ninh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bài dự thi gửi về Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn hoặc Ban Biên tập Báo Quảng Ninh điện tử, chậm nhất ngày 26/3/2010. Lễ trao giải được tổ chức ngày 19/5/2010 nhân dịp kỷ niệm 120 năm sinh nhật Bác.    

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.