Đa số thanh niên Việt sống tích cực

Theo điều tra của PGS-TS Phạm Hồng Tung, đa số thanh niên Việt Nam sống tích cực. Ảnh: N.H
Theo điều tra của PGS-TS Phạm Hồng Tung, đa số thanh niên Việt Nam sống tích cực. Ảnh: N.H
TP - Đề tài nghiên cứu, khảo sát xu hướng biến đổi tích cực, tiêu cực của giới trẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập của PGS-TS Phạm Hồng Tung (ảnh nhỏ), Đại học Quốc gia Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ, PV Tiền Phong trao đổi với PGS-TS Tung quanh vấn đề này.
Theo điều tra của PGS-TS Phạm Hồng Tung, đa số thanh niên Việt Nam sống tích cực. Ảnh: N.H
Theo điều tra của PGS-TS Phạm Hồng Tung, đa số thanh niên
Việt Nam sống tích cực. Ảnh: N.H.

Đạo đức, tri thức, lòng tự tôn dân tộc

Ông đánh giá thế nào về năng lực hội nhập của lớp trẻ trong thời kỳ mới?

Thái độ và năng lực hội nhập quốc tế của thanh niên (TN) Việt Nam hiện chưa đáp ứng được yêu cầu. Về thái độ, một phần TN chưa quan tâm đúng mức tới những vấn đề toàn cầu nóng bỏng như an ninh, dân chủ, biến đổi khí hậu, môi trường... và cũng chưa đặt các vấn đề của chính bản thân và thế hệ trẻ (gia đình, giáo dục, sức khỏe, công ăn việc làm) trong bối cảnh toàn cầu để suy nghĩ. Về năng lực hội nhập, nhiều TN trình độ học vấn và ngoại ngữ còn hạn chế; vốn hiểu biết về văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại cũng còn nhiều bất cập. Trong lớp trẻ hiện nay đã xuất hiện những biểu hiện lệch lạc về văn hóa.

Nhiều người lo ngại về đạo đức, lòng tự tôn dân tộc của bạn trẻ trong bối cảnh hiện nay?

PGS-TS Phạm Hồng Tung
PGS-TS Phạm Hồng Tung .

Đất nước mở cửa, hội nhập chưa bao lâu, nhưng những tiêu cực thế giới có, giới trẻ Việt Nam hầu như đã có hết. Tuy nhiên, chỉ một bộ phận giới trẻ bị ảnh hưởng xu hướng tiêu cực. Qua nghiên cứu chúng tôi khẳng định, thế hệ TN Việt có bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất tốt, tinh thần lạc quan, yêu nước, có lòng tự tôn dân tộc. Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa, đa phần TN mong muốn và đang nghĩ cách làm giàu cho bản thân, cũng là làm giàu mạnh đất nước. Đảng, Nhà nước có thể lạc quan, tin tưởng vào TN.

Ông nghĩ gì về các hiện tượng tiêu cực gần đây trong giới trẻ?

Có một bộ phận giới trẻ sống buông thả, biểu hiện qua thái độ buồn chán, dạt nhà, trầm cảm, thích bạo lực, tự sát... Đối tượng này số lượng tuy nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng. Chúng tôi ngỡ ngàng khi giới trẻ hiện nay tham gia nhiều hội, CLB kiểu như Hội đã ngu còn thích tỏ ra nguy hiểm…

Quan điểm của ông thế nào về bạo lực học đường hiện nay?

Chỉ một bộ phận nhỏ giới trẻ bất chấp pháp luật hành xử thô bạo ở học đường. Trước đây, có đánh nhau phải giấu diếm thì nay các em đánh nhau nơi đông người, tìm cách đưa lên mạng cho nhiều người xem. Đánh nhau trở thành mốt vì những lý do đơn giản như ghen, bị cho là nhìn đểu.

Điều này, một phần do giáo dục của gia đình, nhưng phần lớn do giới trẻ đang chịu ảnh hưởng của xã hội hóa nhân cách. Công nghệ thông tin phát triển, giới trẻ sống và chịu ảnh hưởng từ cộng đồng mạng, thích chia sẻ nhiều hơn.

Không có cách mạng tình dục

Quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống thử đang là thực tế trong giới trẻ, theo nghiên cứu của ông thì sao?

Đề tài PGS- TS Phạm Hồng Tung được ấp ủ gần 10 năm và còn tiến hành khảo sát hơn 2.000 thanh niên ở ba miền Bắc - Trung - Nam, từ nông thôn đến thành thị. 

Trái với phần lớn những thông tin mang tính giật gân coi sống thử như biểu hiện của cuộc cách mạng tình dục trong TN Việt Nam hiện nay, có tới 80% TN trong phạm vi khảo sát của chúng tôi phản đối hiện tượng này. Số TN tỏ ra lưỡng lự chiếm 11,7% và số tán thành chỉ có 8,2%.

Còn sống ảo có đáng lo ngại?

Theo nghiên cứu, số lượng người trẻ sử dụng internet ở Việt Nam chiếm khoảng 87%. Trong đó, có khoảng 18% TN nghiện internet và các trò game bạo lực, tình dục, chat sex… Đa phần TN khi được hỏi cho biết, chia sẻ với bạn bè ảo trên mạng là rất tốt, nhưng mặt trái là phát sinh những trào lưu như nói tục, nói xấu người khác, tự đề cao cá nhân…Giới trẻ sống ảo nhiều xuất phát từ thực tế thiếu sân chơi thể thao, hoạt động ngoài giờ.

Phân tầng

Ông cho rằng giới trẻ đang có sự phân tầng rõ rệt?

Ra đường bạn sẽ thấy nhóm TN nhà giàu đi xe đẹp chơi với nhau, nhóm con nhà nông dân, công nhân chơi với nhau. Rõ ràng có sự phân tầng giàu - nghèo, độ tuổi rõ rệt trong bạn trẻ. Sự phân tầng giàu - nghèo cũng là nguyên nhân không nhỏ làm nảy sinh mâu thuẫn xã hội. Khi điều tra, ít TN nhận mình nghèo, có tới 30% TN tự nhận mình xuất thân giàu có. Trên thực tế, không hẳn vậy, điều này do tính sĩ diện của TN, chạy theo sự a dua, đua đòi ảo quá khả năng bản thân và gia đình.

Theo ông, đâu là giải pháp để hướng TN sống tích cực, dựng xây hoài bão?

Chúng ta không thể cấm TN mà chính họ sẽ tự lựa chọn. Muốn TN sống tốt, sống tích cực, xã hội phải kết cấu chỗ ăn - chơi - học bài bản, sự phối hợp vào cuộc của nhiều cơ quan, tổ chức. Tất cả chỉ gọi là phương pháp hạn chế tiêu cực lây lan, bởi có mở cửa sẽ có du nhập cả tốt lẫn xấu vào nhà.

Cảm ơn ông.

Sống tích cực

PGS-TS Phạm Hồng Tung khẳng định: Phần lớn giới trẻ sống tích cực biểu hiện qua các giá trị như biết sống thực tế, tôn trọng giá trị văn hóa đạo đức truyền thống dân tộc. Bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng phải ghi nhận một hiện tượng đặc trưng của thời kỳ đổi mới là sự phục hồi mạnh mẽ của lễ hội truyền thống và nhiều sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống.

Nhiều lễ hội trước đây chỉ thu hút người già, phụ nữ thì trong những năm gần đây đã lôi cuốn được hàng chục vạn người thuộc đủ các tầng lớp, lứa tuổi và đặc biệt là thanh niên tham gia. 

Nguyễn Hà (thực hiện)
MỚI - NÓNG