Để cái ác không len sâu vào giới trẻ

Tình nguyện vì môi trường cũng là cách để bạn trẻ xả năng lượng. Ảnh: Hải Anh
Tình nguyện vì môi trường cũng là cách để bạn trẻ xả năng lượng. Ảnh: Hải Anh
TP - Tiến sĩ (TS) Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) cho rằng nguồn năng lượng của người trẻ rất dồi dào, nhưng phải biết phát huy, sử dụng đúng cách để ngăn chặn cái ác đang lên sâu vào giới trẻ.

> Học cách tiêu tiền

Tình nguyện vì môi trường cũng là cách để bạn trẻ xả năng lượng. Ảnh: Hải Anh
Tình nguyện vì môi trường cũng là cách để bạn trẻ xả
năng lượng. Ảnh: Hải Anh.

Năng lượng trẻ

Xã hội luôn đặt niềm tin vào người trẻ, nhưng hàng loạt câu chuyện nóng lên trong dư luận gần đây liên quan đến những hành động chưa tốt. TS nghĩ sao về vấn đề này?

Người trẻ thông minh, năng động, nhiều sáng tạo và rất thực tế là điều ai cũng thừa nhận. Chúng tôi luôn tin và kỳ vọng ở họ. Họ có nguồn năng lượng dồi dào, kiến thức tốt, nhưng cần phải tận dụng, định hướng, phát huy năng lượng trẻ ấy đúng cách, tránh sử dụng vô ích vào những hành động có tính chất băng hoại.

Tôi nghĩ, đa số người trẻ biết cách vươn lên và khẳng định mình, xác định cho mình vị trí, con đường phấn đấu. Song, cần đưa nguồn xung lực dồi dào của người trẻ vào việc làm điều thiện giảm cái ác trong lứa tuổi của họ. Để làm được điều đó, phải có sự tham gia của các tổ chức, xây dựng mục tiêu, định hướng và những chiến lược cụ thể.

Có sự đối sánh nào trong câu chuyện vượt lên khó khăn của người trẻ xưa và nay, thưa TS?

Tôi thường dạy con với tinh thần hướng thiện, gia đình là điểm tựa để con cái tìm thấy chỗ dựa. Thời bao cấp, mọi người thường nhìn lên, khó khăn đến mấy cũng nhìn lên để vượt qua. Giáo lý phong kiến làm con người luôn có một đức tin, hành xử lành mạnh và trong sáng.

Còn hiện nay, tôi thấy, khi đối mặt với khó khăn, nhiều bạn trẻ bị chới với niềm tin. Điều này không chỉ có trong giới trẻ mà cả người lớn và họ đi tìm niềm tin nơi tôn giáo, lễ chùa, cầu may…

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình.

Tính vị kỷ

Tội phạm trẻ gia tăng khiến dư luận đặt câu hỏi có hay không chuyện bạn trẻ đang coi nhẹ giá trị gia đình, TS nghĩ sao về điều này?

Đúng là hàng loạt sự việc liên tiếp xảy ra trong thời gian qua khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về chuyện người trẻ nghĩ thế nào về giá trị gia đình. Giới trẻ đang bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường, ngày càng có suy nghĩ thực dụng hơn. Tính bộc trực, trực cảm, bộc phát có điều kiện phát triển hơn trong họ. Có một làn sóng lợi ích vật chất đang xâm thực vào nhiều bạn trẻ khiến họ có nhiều hành vi lệch chuẩn, dễ dàng phạm tội.

Tính chất tiêu dùng, ích kỷ đang có xu hướng gia tăng ở nhiều bạn trẻ. Không thể nói họ bị băng hoại trong suy nghĩ, nhưng có chuyện họ đang nhìn lệch về giá trị gia đình, coi nhẹ giá trị truyền thống. Như vụ án cậu thanh niên ở Thanh Trì (Hà Nội) giết bà nội để cướp đôi bông tai bán lấy tiền mua quà tặng bạn gái, về mục đích tặng quà là tốt đẹp, nhưng con đường để đạt được mục đích đó là sai lầm.

Tôi tự đặt câu hỏi, phải chăng có một bước trượt được bắt đầu từ sự chệch hướng trong hành động của người trẻ. Bước trượt đó có căn nguyên là sự lên ngôi của chủ nghĩa tiêu dùng và xu hướng vị kỷ.

TS có thể nói rõ hơn về xu hướng vị kỷ?

Người trẻ ngày càng muốn khẳng định cái tôi cá nhân, yếu tố vị kỷ xuất phát từ câu chuyện này. Liều lượng cái tôi vị kỷ có xu hướng tuyệt đối hoá hơn ở một bộ phận bạn trẻ. Họ đi bằng bất kỳ con đường nào miễn đạt tới đích, thậm chí thích đi tắt đón đầu. Khi người trẻ thay đổi quan niệm về hệ giá trị, coi nhẹ chân- thiện- mỹ, tôn thờ cái ảo sẽ làm cho chủ nghĩa vị kỷ còn đất để lên ngôi.

Giá trị gia đình

Giữa khẳng định cái tôi vị kỷ và sự nhìn lệch về giá trị gia đình có mối liên quan nào thưa TS?

Nó có mối liên quan chặt chẽ và là nguyên nhân sâu xa của nhiều hành động. Khi người trẻ nhấn mạnh quyền thể hiện mình, quyền khẳng định cái riêng, họ không quan tâm đến quyền vì người khác, quên việc cần phải chăm sóc người thân, sự yêu thương, tôn trọng. Họ có thể nhanh chóng xóa bỏ gia đình bằng lợi ích riêng và quên đi lợi ích chia sẻ. Điều này lý giải vì sao thời gian gần đây có nhiều tội phạm trẻ gây án đối với chính người thân của mình.

Để đạt được lợi ích trước mắt, họ tìm đến người thân, mà người thân thường ít khi đề phòng nhau. Tôi lo ngại, tương lai không xa, nếu không có việc định hướng, giáo dục tốt với người trẻ về sự quan trọng của giá trị gia đình, sẽ có nhiều bạn trẻ chối bỏ sự ràng buộc của gia đình để chạy theo lợi ích cá nhân.

Làm thế nào để cái ác bớt len sâu vào giới trẻ, thưa TS?

Điều đầu tiên phải giáo dục cho thanh niên ý thức tốt hơn về luật pháp. Đồng thời phạt nặng những hành vi phạm tội để răn đe và đẩy mạnh côn g tác tuyên truyền, tôn vinh việc thiện trên phương tiện truyền thông. Tôi thấy ngày nay, truyền thông đề cập nhiều tin đen quá, tạo mảng màu xấu trong khi hành động tốt ở xã hội rất nhiều.

Điều quan trọng nhất cần trang bị cho người trẻ một bản lĩnh vững, sẵn sàng nói không với hành động xấu, lệch lạc. Cụ thể, ở môi trường gia đình, cần làm tốt các chức năng chăm sóc, chức năng tình cảm, xã hội hóa, giáo dục hóa và kinh tế. Nếu thiếu một trong các chức năng, người trẻ không được định hướng đầy đủ dễ có hành động sai lầm. Như một gia đình thiếu vắng tình thương yêu, nơi đó rất dễ thiếu vắng tính lương thiện.

Xin cảm ơn TS.

Bạn trẻ với bạo lực, hàng nóng

Tôi thấy, một bộ phận người trẻ mất niềm tin vào hiện thực xã hội. Họ thấy, ở nhiều vấn đề, công lý thực thi chưa nghiêm minh. Họ nhìn vào những câu chuyện đơn lẻ để ứng dụng giải quyết vấn đề của mình. Họ học cách hành xử của nhau, học cái không tốt nhanh hơn.

Nhiều bạn trẻ nghĩ chỉ có mình mới lấy lại trật tự, an toàn cho chính mình nên sử dụng các biện pháp thoát hiểm tự tạo.

"Hàng nóng" là một trong những mặt hàng họ tìm đến cũng bởi nguồn cung dồi dào, mà người trẻ thường hiếu thắng, bộc phát nên cung cầu nhanh chóng gặp nhau. Điều này rất nguy hiểm” - TS Trịnh Hòa Bình

Hải Yến

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG