Đến giảng đường, ngó thời trang

Đến giảng đường, ngó thời trang
Đến giảng đường không chỉ để nghe giảng, là quan niệm của không ít sinh viên thời nay. Với họ, giảng đường còn là nơi khoe thời trang, khoe sành điệu, khoe nhiều thứ khác...

Lớp học: Sàn diễn thời trang

Cách ví von: “Giản dị như sinh viên” giờ đã xưa như diễm. Nói ngược lại xem chừng hợp thời hơn: “Diện như sinh viên, điệu như sinh viên”. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những “người mẫu thời trang” trên giảng đường.

Chớm hè, giảng đường chao đảo vì vũ điệu của váy, vì quần ngố dài và áo sát eo của các người đẹp. Một nam sinh viên ĐHVH, cười khúc khích: “Chẳng mấy nữa lại sướng con mắt rồi”.

Đơn giản, vì bạn trẻ chạy theo thời trang mà thời trang thời nay lại được mùa “áo lửng lơ, quần hững hờ”. Mai Linh (ĐHKTQD) mỗi lần đi mua áo, luôn luôn đưa ra lời đề nghị với chủ cửa hàng: “Tìm cho em những chiếc áo rộng cổ”.

Đành rằng, chiếc cổ trắng ngần, thon thả của Linh quá đẹp nhưng có nhất thiết lúc nào cũng phải phô ra không? Có lần đánh rơi bút, Linh không dám cúi xuống nhặt, vì trước mặt Linh là thầy giáo, nếu cúi xuống một nửa “tòa thiên nhiên” sẽ nghiễm nhiên phơi ra?

Gầm bàn – dế hát ca

“Sinh viên bây giờ không dùng di động coi như vứt. Lớp tao, 2/3 phủ sóng từ năm thứ hai. Mày cố gắng kiếm lấy một “chú dế” cho đỡ lạc tông”.

Cô bạn đồng hương đang học ĐHL cứ thao thao bất tuyệt. Quả thật, giảng đường đại học ngày nay chẳng khác gì thế giới di động thu nhỏ. Các bàn học thay vì sách vở, cặp bút, giờ ra chơi lại trưng lên những Nokia, Samsung, Motorola đời mới như một thứ vật dụng không thể thiếu.

Họ coi di động là một huy hiệu thể hiện đẳng cấp nổi trội. Vì vậy chức năng của “dế” chỉ là khoe mẽ và… rủ nhau bùng học tập thể cho nhanh gọn. Tôi nhảy dù vào lớp học (ĐHKHXH&NV) trong 2 tiết. Chỉ được vài bàn đầu ghi chép, học hành tử tế một chút.

Còn những “Xóm nhà lá”, “Xóm ven đô”, “dân ngụ cư” phía sau chúi mặt vào… gầm bàn hết. Họ còn mải “buôn dưa lê”. “Mon hoc chan như con gian” (Môn học chán như con gián), “Cai ao co giao que chua kia” (Cái áo cô giáo quê chưa kìa), “Di an che nhe” (Đi ăn chè nhé).v.v…

Thế là bùng, lủi học, và không biết bao giờ mới quay lại lớp. Những kẻ ở lại, tán nhau qua “dế” chán lại chơi điện tử, lại đùa thầy cô. Cảnh không hiếm ở các giảng đường đại học là: giảng viên say mê dạy bỗng một bản nhạc Rock cuồng nhiệt, một tiếng hú dài, những âm thanh kỳ quái nổi lên (tất nhiên là nhạc chuông).

Thầy mất hứng. Cả lớp ngơ ngác. Đó là chưa kể đến nhiều khi cả đàn dế chơi đồng ca hợp xướng. Lớp học loạn xì ngầu. Cô nàng Phương Anh còn có trò “nháy” vào máy thầy “cho vui” buổi học 45 phút mà gián đoạn bao nhiêu lần vì những tiếng vô duyên, thiếu ý thức.

Xuất hiện căn bệnh “2Đ”?

“2Đ” là gì? Là “đua đòi”. Liếc qua giảng đường, sân trường đại học bạn sẽ thấy lực lượng “2Đ” khá hùng hậu. Ăn mặc đẹp, điện thoại di động đút túi… chẳng có gì sai, nếu người ta tự thân mua được.

Nhưng đang là sinh viên, đang chủ yếu là “ăn bám” thì rõ ràng gánh nặng kinh tế lại đổ lên đôi vai của bố mẹ. Để có tiền “nạp xăng” cho những đợt lên phố sắm đồ hiệu, nạp tiền vào điện thoại… các chàng, các nàng lại “alô” về nhà “cho con tiền học thêm ngoại ngữ”; “Gửi tiền học tin văn phòng cho con”; thậm chí “con vừa bị ngã xe”; “con bị ốm”…

Hậu quả khi nhiễm bệnh “2Đ” dễ dàng nhìn thấy: học hành sa sút, cuộc sống tụt dốc không phanh. Thực tế là, có không ít “gái bao” cao cấp, vốn có lý lịch trong trẻo: sinh viên.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.