Gỡ rối cho Linh trong bài “Em tôi yêu mù quáng?”

Đó không phải là tình yêu

Đó không phải là tình yêu
TP- Đọc bài: Em tôi yêu mù quáng? (TPCN số ra ngày 13/5/2007) tôi thấy mình không thể không lên tiếng gỡ rối giúp Linh (nhân vật chính) và chị kết nghĩa của Linh (tác giả bài báo).

Trước khi nói cụ thể, tôi xin khẳng định rằng: Chuyện xảy ra giữa Linh và Hùng (bạn quen qua chat của Linh) không thể gọi đó là tình yêu. Nếu không kịp thời giúp Linh thì hậu quả sẽ xảy ra.

Linh mới 18 tuổi, lại sống trong sự đùm bọc, che chở, chiều chuộng của bố mẹ nên em không thể lường hết những mối nguy hiểm ngoài xã hội.

Cô bé thấy Hùng nói chuyện có duyên (qua chat), “đẹp trai, công tử” nên mới cảm thấy tò mò, thích thú và lao vào cái gọi là tình yêu.

Bạn là con gái, lại là chị kết nghĩa của Linh, nên dành nhiều thời gian trò chuyện với Linh về việc này trước khi có sự việc đáng tiếc xảy ra. Trước hết bạn nên đưa Linh đọc những bài báo viết về chuyện bạn gái bị bạn quen qua mạng lợi dụng để quan hệ và hậu quả của sự việc đó thế nào.

Bên cạnh đó, bạn nên trang bị các kiến thức về giáo dục giới tính cho Linh để em biết tự bảo vệ mình trước sự đòi hỏi của bạn khác giới. Linh đang ở lứa tuổi vị thành niên, suy nghĩ của Linh chưa chín chắn.

Vì vậy, bạn không nên khuyên nhủ em bằng những lời quát mắng mà hãy nhẹ nhàng nói chuyện và nghe em tâm sự. Bạn hãy giúp Linh nhận ra tình cảm của em chỉ là bồng bột, chưa phải là tình yêu.

Thời gian Linh quen Hùng mới được 3 tháng mà Hùng đã đòi hỏi quan hệ với Linh trong khi chưa thổ lộ tình yêu. Khi bị Linh từ chối, vùng bỏ chạy về nhà từ thì sau Hùng mới gọi điện xin lỗi và nói yêu Linh. Điều đó không thể có nếu Hùng thực sự yêu Linh.

Ngoài ra, bạn nên nhấn mạnh rằng, với lứa tuổi của Linh lúc này, chuyện học hành vẫn là ưu tiên hàng đầu, không nên để chuyện tình cảm ảnh hưởng đến việc học tập.

Hãy thường xuyên cùng Linh đến tham dự các câu lạc bộ hay rủ Linh cùng tham gia hoạt động xã hội để chính bản thân Linh có sự trải nghiệm về cuộc sống. Từ đó, chính cô bé sẽ tự mình nhận thức và quyết định hành động của mình.

Vũ Lan Dung
(Báo in K26, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, HN)

Hà Thị Phương Hiền (Đại học Ngoại thương):

Đó không phải là tình yêu ảnh 1
Hà Thị Phương Hiền

Việc gì cũng cần có kỹ năng

Quan hệ tình dục lần đầu chắc chắn sẽ có trục trặc. Việc gì cũng cần phải có kỹ năng. Tôi nghĩ, một khi các bạn trẻ chưa đủ độ “chín” thì gặp khó khăn trong “chuyện ấy” là đương nhiên.

Hãy tìm cách tự bảo vệ mình. Đừng vì thiếu hiểu biết mà để lại những hậu quả đáng tiếc.

Lê Thị Luyến (21 tuổi):Tránh chuyện dở khóc, dở cười

Đó không phải là tình yêu ảnh 2
Lê Thị Luyến

Đã có nhiều câu chuyện, nhiều tình huống dở khóc, dở cười trong quan hệ gửi đến chia sẻ cùng chuyên gia tư vấn tâm lý.

Tôi nhớ một câu chuyện, anh chàng trong lần đầu tiên làm “chuyện ấy”, cuống cuồng khi phát hiện ra cái bao cao su đã không còn trong khi hành sự.

Trong khi lần đầu tiên của anh ta lại là với một cô gái làng chơi. Chán nản, thất vọng nhưng sợ đối mặt với sự thật khủng khiếp nên anh ta lần lữa mãi không dám đi khám. Sau đó, rất may kết quả xét nghiệm anh ta âm tính.

Nhưng hậu quả để lại cho một  lần sơ suất ấy là một thời gian dài khủng hoảng tâm lý. Như vậy, chứng tỏ trong “chuyện ấy”, không hề đơn giản.

Nguyễn Minh Hằng (Học viện Quan hệ Quốc tế):

Đó không phải là tình yêu ảnh 3
Nguyễn Minh Hằng

Phải học cách làm “chuyện ấy”

Mình nghĩ, khi đã đặt tầm quan trọng của chuyện ấy lên bàn cân với sức khoẻ giới tính thì cần phải có những lớp học.

Không có gì ngần ngại cả, sớm hay muộn ai rồi cũng trải qua. Những lớp học sức khỏe sinh sản sẽ dạy các kỹ năng, giúp bạn trẻ tránh mắc những sai lầm, trục trặc.

Theo mình được biết ở Việt Nam, chưa có lớp dạy kỹ năng này.

Mình nghĩ, nếu có sẽ thu hút được đông đảo bạn trẻ là điều chắc chắn vì chúng ta biết còn quá nhiều bạn sinh hoạt thiếu kỹ năng, để lại hậu quả lớn.

Giao Linh
(Thực hiện)

MỚI - NÓNG