Đời trai nhảy

Đời trai nhảy
Một ngày, Dũng chạy sô 2 ca sáng chiều tại sàn nhảy cổ điển F.C. Công việc của một trai dẫn nhảy là mời mọc, hướng dẫn khách nhảy và luôn thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự.
Đời trai nhảy ảnh 1

Chuyên môn có thể không cao, nhưng đòi hỏi ở mỗi trai nhảy như Dũng là sự kiên trì, tận tâm.

Say trong điệu nhảy.

Đến nay, tính ra Dũng đã làm trai nhảy ở F.C. được gần 3 năm. Anh là dân Hà Nội chính hiệu nhưng học xong cấp III, Dũng đã thử sức mình ngay với công việc của một dancer-male.

Trước khi làm cho F.C., anh cũng đã thử thách bên sàn Đ.Đ. Nhưng Dũng phàn nàn rằng ở đó họ vắt kiệt sức lao động của nhân viên mới, ngày làm cả 3 ca mà chỉ trả vỏn vẹn 100.000 đồng/tháng.

Dạo đó, anh vốn đam mê nghề này nên không hề mảy may nghĩ ngợi đến vấn đề lương lậu. Cũng tại bởi khi ấy, Dũng còn ít tuổi, mới tốt nghiệp phổ thông trung học, mọi thứ đều do gia đình chu cấp nên anh vẫn coi nghề dẫn nhảy như một cuộc chơi.

Dũng nói, bố mẹ mình cũng có dính dáng đến môn nghệ thuật nhảy cổ điển và anh được mẹ khuyến khích: "Con thử đi học nhảy xem thế nào. Mẹ thấy công việc dẫn nhảy hiện nay còn mới và hấp dẫn".

Thế là từ sự khích lệ đó, anh theo học một lớp nhảy cổ điển và nhận ra bản thân thực sự có năng khiếu với môn nghệ thuật này. Học cấp tốc khóa nhảy 3 tháng, Dũng đến một vài sàn cổ điển xin việc. Trụ được lại ở sàn Đ.Đ khoảng 2 tháng, anh xin vào F.C và làm riết từ đó đến bây giờ.

Song cái nghề đứng nhảy trên sàn của anh không phải người nào cũng thông cảm. Người ta thường đánh đồng công việc ấy với cái gì đó là sự ăn chơi, trác táng.

Dũng tâm sự: "Quả thực nghề của bọn em cũng có cái khó riêng. Với em, đến chỗ làm, dẫn dắt các bà, các cô... nhảy là xong. Nhưng nhiều người cũng kỳ thị với nghề này lắm".

Tuấn, bạn Dũng, yêu một cô gái cùng phố. Khi gia đình bạn gái biết chuyện Tuấn không nghề nghiệp, suốt ngày chỉ cầm tay, ôm eo những "bà già" nhảy, họ đã cấm tiệt không cho con mình yêu và quan hệ. Anh đành ngậm ngùi chia tay người yêu.

Riêng Dũng thì có vẻ suôn sẻ, được cô bạn gái yêu thương thật lòng. Anh nói: "Cô ấy đang đi du học nước ngoài và chúng em vẫn yêu nhau. Cả 2 cùng hẹn đợi nhau đến khi cô ấy học xong sẽ tính chuyện cưới xin".

Mỗi tháng Dũng được 700.000 đồng tiền lương. Nhưng nói chung số tiền ấy chỉ là khoản thu nhập phụ. Tiền "boa" từ khách đến nhảy mới đáng kể. Anh tiết lộ, có buổi được boa nhiều nhất hơn 100 nghìn, nhưng cũng có hôm "móm" chẳng được xu nào.

Chỗ làm của Dũng có thoáng hơn một số sàn khiêu vũ khác là cho phép trai dẫn nhảy nhận tiền khách boa. Ngoài các khoản đó, thỉnh thoảng, anh còn kiếm thêm bằng việc "đi kèm khách". Đó là hướng dẫn khách nhảy sau mỗi ca làm, tiền khách trả thường khoảng 50.000 đồng/buổi.

Nhưng theo Dũng, không phải trai nhảy nào cũng có giờ làm thêm. Phải nhảy tốt và nhiệt tình thì mới được mời "phụ đạo".

Khách đến với F.C đa số là các quý bà từ U40 đến U60 nên Dũng cũng như đội ngũ dẫn nhảy ở đây phải hết sức nhiệt tình, lịch sự. Người ta đồn một số quý bà ngoài mục đích đến nhảy nhót, giải trí ra còn có khoản chơi khác "nặng đô" hơn.

Dũng thẳng thắn: "Riêng em từ dạo đó đến giờ chưa gặp phải trường hợp nào như vậy". Với anh có chăng chỉ là những buổi cà phê ngoài giờ làm trên sàn với khách.

Theo các quản lý một số sàn thì trách nhiệm duy nhất là quản lý nhân viên của mình trong giờ làm, còn ngoài ra họ không có quyền quản lý. Ngay Dũng cũng khẳng định chỗ anh làm thời gian trước có vài nhân viên "đi khách" nhưng tất cả bọn họ đều bị câu lạc bộ cho nghỉ việc ngay khi bị phát hiện.

Dũng chia sẻ, hai người bị đuổi việc đó họ vốn là dân tỉnh lẻ sống ở Hà Nội. Người ta phải lo đủ thứ tiền từ ăn, ở, đi lại... nên cũng dễ hiểu nguyên do chuyện đi khách ấy.

Long, tên một đồng nghiệp cũ của Dũng, người đã bị quản lý sàn tại F.C cho nghỉ vì chuyện đi chơi, vòi vĩnh khách nhảy. Anh này trước học trường trung cấp bên Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) nhưng ra trường không xin được việc lại muốn ở lại Hà Nội nên phải "làm thêm". Lần đầu anh cũng cảm thấy ngượng ngập nhưng dần dần quen thành ra nhiều khi "đề nghị" khách một cách thẳng thừng, trơ tráo.

Bị đuổi khỏi F.C, Long chạy sang Dis.C. Ở đó có người quản lý tên Lương, mà các trai nhảy thường gọi là "mama tổng quản". Dù đã nhiều tuổi nhưng "mama" Lương không bỏ được thói quen mê "giai đẹp". Công việc quản lý trai dẫn nhảy càng khiến cho người đàn ông đồng tính ấy có cơ hội "sở hữu" các chàng trai trẻ.

Những người nào lọt vào tầm ngắm của "mama" Lương đều được nhận làm... con nuôi, khi ấy muốn làm gì thì làm, kể cả chuyện đi khách. Long cũng thuộc số con nuôi của quản lý Lương nên một thời gian dài anh kiếm được kha khá tiền. Rồi ông Lương bị thôi việc, Long cũng theo bố hay bồ già về vườn.

Với nghề trai dẫn nhảy, 28 tuổi có thể nói lời tạm biệt được với nghề rồi. Xác định được công việc không thọ được dài lâu nên Dũng có học thêm một khóa sửa chữa điện thoại di động.

Anh nói: "Em tranh thủ thời gian rảnh đi học nghề khác. Chỉ 2 năm nữa, em sẽ thôi không theo nghề nhảy mà tập trung mở cửa hàng bán điện thoại".

*Tên nhân vật đã được thay đổi.

Theo Quang Việt
Ngôi sao

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.