Đội viên Dự án 600 phó chủ tịch xã hiến kế cho Đoàn

Bí thư T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cũng đã chủ trì Hội nghị chuyên đề lấy ý kiến chuẩn bị Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI trong đội viên trí thức trẻ tham gia dự án 600 Phó chủ tịch xã khu vực Đông Bắc Bộ.
Bí thư T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cũng đã chủ trì Hội nghị chuyên đề lấy ý kiến chuẩn bị Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI trong đội viên trí thức trẻ tham gia dự án 600 Phó chủ tịch xã khu vực Đông Bắc Bộ.
TPO - “Đa phần thanh niên vùng cao gia đình đều nghèo, hoặc cận nghèo. Tổ chức Đoàn cần là cầu nối để giúp đỡ thanh niên tiếp cận các chương trình, quỹ vay vốn với lãi suất ưu đãi, vay con giống... Sau đó, cán bộ Đoàn phải là người trực tiếp hướng dẫn các mô hình, có những tham vấn kịp thời, đúng kỹ thuật để giúp đỡ bà con”.

Đó là góp ý của đội viên Triệu Thị Múi ở Vĩnh Quang (Bảo Lâm, Cao Bằng) tại Hội nghị chuyên đề lấy ý kiến chuẩn bị Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI chiều ngày 6/6.

Tại hội nghị, đội viên Vàng Thị Mai, Bí thư Đoàn thanh niên thị trấn Mèo Vạc (Hà Giang) cho rằng: Thực tế có nhiều mô hình Đoàn, hội vùng biên như: Thanh niên xung kích bảo vệ đường biên, mốc giới tại các xã giáp biên; chăn nuôi bò, dê sinh sản… đã tạo môi trường cho thanh niên được gần gũi, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong đời sống.

Tuy nhiên, chị Mai cũng nêu lên thực trạng công tác Đoàn tại các xã nghèo, huyện nghèo trên cả nước còn nhiều tồn tại, khó khăn. Như ở các xã thuộc huyện Mèo Vạc, trình độ hiểu biết của một bộ phận thanh niên còn thấp, dân cư sống rải rác, thưa thớt gây ảnh hưởng đến việc tập hợp, giáo dục và tuyên truyền. Đôi khi, một số người làm công tác Đoàn chưa phát huy tốt vai trò làm cầu nối giữa thanh niên với chính quyền, chưa chủ động trong công tác tập hợp thanh niên.

“Đoàn cấp trên cần tiếp tục mở các khóa học ngắn hạn dành cho cán bộ Đoàn cơ sở, đặc biệt với những người công tác trái ngành. Cán bộ Đoàn vùng cao cần chủ động trau dồi khả năng nói tiếng địa phương, dân tộc để họ hiểu, chia sẻ với người dân. Biết tiếng dân tộc là cầu nối hiệu quả nhất để kết nối ĐVTN vùng cao với chính quyền, giúp thanh niên vùng cao lập nghiệp”, chị Mai nhấn mạnh.

Còn theo đội viên Triệu Thị Múi ở Vĩnh Quang (Bảo Lâm, Cao Bằng): Thanh niên dân tộc thiểu số ở vùng cao là nhóm đối tượng đặc thù, trình độ và nhận thức còn nhiều hạn chế, nên cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền một cách trực quan, thay vì chỉ phát tài liệu, truyền thông lý thuyết.

“Đa phần thanh niên vùng cao gia đình đều nghèo, hoặc cận nghèo. Tổ chức Đoàn cần là cầu nối để giúp đỡ thanh niên tiếp cận các chương trình, quỹ vay vốn với lãi suất ưu đãi, vay con giống... Sau đó, cán bộ Đoàn phải là người trực tiếp hướng dẫn các mô hình, có những tham vấn kịp thời, đúng kỹ thuật để giúp đỡ bà con”, chị Múi chia sẻ.

Đội viên Dự án 600 phó chủ tịch xã hiến kế cho Đoàn ảnh 1

Đội viên Dự án 600 Phó chủ tịch xã góp ý tại hội nghị.

Phát biểu tổng kết tại hội nghị, Bí thư T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cảm ơn những chia sẻ, đóng góp quý báu của các đội viên tham gia dự án 600 Phó chủ tịch xã ở khu vực Đông Bắc Bộ. “Những ý kiến của các bạn, những đội viên trực tiếp tham gia công tác ở các xã vùng cao về vấn đề tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số; hỗ trợ thanh niên vùng cao khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới... là vô cùng quý báu. T.Ư Đoàn sẽ ghi nhận và bổ sung vào Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.”, anh Huy nói.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.