Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu
TPO – Sáng nay (10-3), tại tòa soạn báo Tiền Phong, số 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội diễn ra cuộc giao lưu trực tuyến giữa bạn đọc và các đề cử 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2010 khu vực phía Bắc với chủ đề Tuổi trẻ đi đầu trong cuộc sống hàng ngày.
Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến
Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến

Đến dự chương trình giao lưu có PGS-TS Nguyễn Đắc Vinh, ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư TƯ Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam; TS. Trần Quang Đạo, Giám đốc Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhi đồng; Đ/c Nguyễn Quốc Triển, Phó TBT báo Sinh Viên Việt Nam; Đ/c Lê Xuân Men, Trưởng ban Thanh niên Bộ tư lệnh bộ đội Biên phòng; Đ/c Nguyễn Bá Sinh, Công ty Xây dựng Mỏ Hầm lò 2-Vinacomin...

Các vị khách mời:

- Anh Nguyễn Tất Dũng (P Giám đốc Công ty Xây dựng Mỏ Hầm lò 2 Vinacomin, Quảng Ninh).

- Thiếu úy Nguyễn Chí Ninh (đồn biên phòng Cửa khẩu Tây Trang-Bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên).

- Đại úy Ngô Văn Thành (Bí thư chi đoàn Phòng Hậu cần, Bộ tư lệnh Thủ đô).

- Đại úy Vương Trung Dũng (Phó trưởng phòng CS truy nã, Công an tỉnh Lai Châu).

- Anh Hoàng Văn Ninh (Trưởng thôn Xuân Tiến, Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình).

Chương trình giao lưu còn có sự tham dự của các đồng nghiệp VTV6, đài TH VN, đài tiếng nói Việt Nam, Điện ảnh Biên phòng, Truyền hình Thanh niên ...

Nhà báo Lê Xuân Sơn, Phó TBT thường trực báo Tiền Phong phát biểu chào mừng, Tiến sĩ Trần Quang Đạo – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhi Đồng (bên trái)
Nhà báo Lê Xuân Sơn, Phó TBT thường trực báo Tiền Phong phát biểu chào mừng, Tiến sĩ Trần Quang Đạo – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhi Đồng (bên trái) .

Nhà báo Lê Xuân Sơn, Phó TBT thường trực báo Tiền Phong phát biểu chào mừng:

Thưa các vị đại biểu, thưa bạn đọc

Thay mặt báo Tiền Phong, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và chân thành cảm ơn quý vị đã đến trực tiếp Toà soạn báo Tiền Phong hoặc có mặt trên mạng để tham dự cuộc giao lưu trực tuyến này.

Thưa quý vị,

Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là phần thưởng cao quý của T.Ư Đoàn được xét tặng hằng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn (26-3) nhằm tôn vinh những điển hình thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc; đồng thời tạo động lực phát triển tài năng trẻ và phong trào thi đua... Việc bình chọn danh hiệu cao quý này được tiến hành công phu, quy mô, qua các khâu đề cử, giới thiệu trên báo chí và các mạng điện tử uy tín để bạn đọc bình chọn và dựa trên đó, Hội đồng xét tặng giải thưởng sẽ chọn ra 10 gương mặt tiêu biểu nhất cho tuổi trẻ cả nước.

Tham dự vào quy trình đó, đã thành thông lệ, Tiền Phong điện tử tổ chức giao lưu trực tuyến với các đề cử ở khu vực phía Bắc (từ TT-Huế trở ra) để bạn đọc tiếp cận gần hơn, giao lưu trực tiếp trên mạng, hiểu rõ hơn tấm gương lao động, chiến đấu, học tập của họ để tham gia bầu chọn.

Năm nay, chúng tôi quyết định chọn chủ đề “Tuổi trẻ đi đầu trong cuộc sống hàng ngày”. Thưa các bạn, tuổi trẻ chúng ta có những hoài bão lớn lao và đau đáu với câu hỏi như lời một bài hát: “Ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay?” Khát vọng đóng góp nhiều nhất cho Tổ Quốc thường trực trong nhiều bạn trẻ. Nhưng bằng cách nào? Nhiều bạn, rất nhiều bạn đã đáp lại câu hỏi đó bằng cách rất đơn giản, hiệu quả, thiết thực, ý nghĩa nhất: Cố gắng hết sức mình, làm tốt nhất công việc hàng ngày trên cương vị của mình, vị trí của mình. Nhiều người đã tạo nên sự đặc biệt bằng những nỗ lực, bằng cách thực sự đi đầu trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Các đề cử có mặt hôm nay là chiến sĩ quân đội, công an, là nhà quản lý, là xã viên hợp tác xã, là trưởng thôn... Hẳn họ đã không nghĩ đến điều gì cao siêu mà chỉ cố gắng hết sức, làm việc hết mình một cách dũng cảm, sáng tạo trên vị trí của mình trong cuộc sống hàng ngày. Và những đóng góp của họ cho tập thể, cho đất nước là rất đáng kể, rất xứng đáng được tôn vinh.

Thưa các bạn, với việc luôn cố gắng vươn lên đi đầu trong cuộc sống hàng ngày, hẳn những điều mà chúng ta làm được cộng lại sẽ rất lớn lao, sẽ đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng đất nước ta giàu đẹp, văn minh.

Xin cảm ơn và chúc các bạn có một cuộc giao lưu thú vị, hữu ích.

Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 3
PGS.TS Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư T.W Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại chương trình giao lưu trực tuyến, PGS-TS Nguyễn Đắc Vinh cho biết:

Giải thưởng 10 gương mặt trẻ tiêu biểu được TƯ Đoàn tổ chức đã 15 năm nay. Ba năm gần đây, TƯ Đoàn cải tiến hình thức lựa chọn và đưa danh sách đã dược lựa chọn đến với công luận, xã hội. Chúng tôi muốn tăng tính tương tác với xã hội, bạn đọc, mặt khác, những gương mặt được đề cử cũng được giao lưu với bạn đọc, chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư của mình.

Sức hút của cuộc bình chọn năm nay cũng lớn hơn nhiều năm với sự tham gia bình chọn đông đảo của bạn đọc, cho thấy sự quan tâm khá lớn của xã hội đối với phong trào do Đoàn phát động, tổ chức.

Mong các ứng cử viên gương mặt trẻ sẽ tiếp tục có những cống hiến hơn nữa cho đất nước. Các bạn chính là những tấm gương tiêu biểu trong từng lĩnh vực, vừa có trách nhiệm đối với cộng đồng, vừa là tấm gương để các thế hệ trẻ noi theo, học tập.

Cảm ơn các ứng cử viên đã đến giao lưu, cảm ơn Báo Tiền Phong đã tổ chức buổi giao lưu rất ý nghĩa và thiết thực này.

Tiến sĩ Trần Quang Đạo – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhi Đồng:

Hàng năm, vào dịp 16 - 3, Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam hỗ trợ các gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam. Đây là hoạt động thường niên và là lần thứ 15, Quỹ tiến hành hỗ trợ.

Thực hiện chủ trương của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hai năm nay, thực hiện cuộc giao lưu trên báo và đã làm rất tốt chủ trương này. Năm nay đã tiến hành làm sớm, từ hàng trăm ứng viên, bầu chọn lấy những ứng viên xuất sắc nhất. Mục đích làm cho người dân cả nước, đặc biệt là thanh niên biết những hoạt động của Đoàn, bầu chọn và biết về những tấm gương đang được bầu chọn, vinh danh.

Bạn đọc vừa bình chọn, vừa bày tỏ suy nghĩ của mình đối với những tấm gương này, tạo ra những hiệu ứng xã hội tốt. Cảm ơn Báo Tiền Phong đã tổ chức rất tốt những cuộc bầu chọn, giao lưu này.

Số lượng bầu chọn tăng nhanh, bình bầu cho nhiều gương mặt được đề cử, chứng tỏ sự quan tâm lớn của bạn đọc, bạn trẻ đối với hoạt động này.

---

Xin hỏi anh Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư T.W Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Theo tôi , bình chọn gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là một hoạt động rất thiết thực, khích lệ thanh niên cả nước. Vậy, Anh đánh giá thế nào về cuộc bình chọn Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu đã tiến hành được nhiều năm? Nó mang lại hiệu quả xã hội như thế nào? (Trần Tuấn Nghĩa, 30 tuổi, nghia_tuandongnai@hot....)

Anh Nguyễn Đắc Vinh: Giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là giải thưởng cao quý do TƯ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc nhất trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu, sáng tạo, lao động, sản xuất, đảm bảo quốc phòng an ninh và các hoạt động xã hội khác. Qua 15 năm đã có rất nhiều tấm gương sáng được phát hiện và tôn vinh như Ngô Đắc Tuấn, Đỗ Quốc Anh, Trương Đình Anh, Nguyễn Thị Vinh, Võ Quốc Thắng.....

Những gương mặt trẻ tiêu biểu sau khi được tôn vinh đều có những sự tiến bộ trong học tập, công tác và đều là những tấm gương sáng cho thanh niên noi theo.

Việc chọn các tấm gương tiêu biểu Việt Nam diễn ra hàng năm đã được tiến hành nhiều năm, và đã có hơn 100 gương mặt tiêu biểu trẻ như vậy. Sau khi được tôn vinh thì họ có được tạo điều kiện phát triển hơn, hay lại bị lãng quên như bao gương mặt khác? (Xin hỏi anh Đắc Vinh) (Việt Nguyễn Ninh, 40 tuổi, vietlinhcantho_60@yahoo.com.vn)

PGS-TS Nguyễn Đắc Vinh: Đa số các gương mặt trẻ sau khi được tuyên dương đều ý thức được trách nhiệm của mình với xã hội và đều đã nỗ lực phấn đấu, trưởng thành. Bên cạnh đó, vẫn còn một số trường hợp sau khi được tuyên dương chưa phát huy được tiềm năng của mình. TƯ Đoàn TNCS Hò Chí Minh cũng chưa dành được nhiều sự hỗ trợ cho các gương mặt trẻ. Tuy nhiên, từ sau Đại hội tài năng trẻ Việt Nam lần thứ I, TƯ Đoàn đã tổ chức nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về công tác tài năng trẻ với mục đích kết nối các tài năng trẻ, tạo điều kiện để các tài năng trẻ phát triển.

Thân gửi anh Vinh. Em thấy việc giới thiệu những gương mặt tiêu biểu, giao lưu qua mạng internet rất hay, tạo điều kiện cho thanh niên cả nước giao lưu với những người trẻ tiêu biểu. Tới đây, T.Ư Đoàn có tiếp tục duy trì hoạt động này? (DƯƠNG XUÂN HOÀI, 25 tuổi, xuanhoai...@gmail.com)

PGS-TS Nguyễn Đắc Vinh: TƯ Đoàn sẽ tiếp tục duy trì hoạt động này và chúng tôi mong muốn các gương mặt trẻ tiêu biểu sau khi được tuyên dương sẽ được tiếp xúc với nhiều thanh niên, truyền cảm hứng và niềm tin cho thanh niên phấn đấu, rèn luyện.

Em chào anh Vinh. Nếu em nhớ không nhầm thì anh cũng được trao nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng tài năng. Vậy tới đây TƯ Đoàn có những chương trình hành động gì để thúc đẩy thanh niên tiếp tục đi đầu trong cuộc sống hàng ngày (Đỗ Thị Hoa, 20 tuổi, hoadothi@...com)

PGS-TS Nguyễn Đắc Vinh: Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn là thông qua các hoạt động, các cuộc vận động tạo ra một môi trường tốt để thanh niên rèn luyện và trưởng thành. Chúng tôi rất mong muốn các bạn đoàn viên thanh niên chủ động và nhiệt tình tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng cộng đồng. Với việc tham gia các hoạt động này, các bạn sẽ có sự trưởng thành về nhận thức, kiến thức, kỹ năng xã hội và những hành trang đó sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập, công tác.

Trong đêm tối, anh làm thế nào để có thể cứu được những người dân đang mắc kẹt trong nước lũ?

Anh Hoàng Văn Ninh: Trận lũ lịch sử theo các ông bà ở địa phương chúng tôi thì đó là một trận lũ quá lớn. Khi nghe tiếng kêu cứu, tôi đã dùng thuyền nhỏ của mình để lần theo tiếng kêu cứu, may mắn là tôi là con nhà sông nước nên tôi đã đưa bà con ở những ngôi nhà thấp đến những nhà cao tầng an toàn. Đến khi nước rút thì tôi rất hạnh phúc vì ở thôn mình không thiệt hại mạng người nào.

Được biết khi cứu đến người dân thứ 50, nhà anh đã bị lũ cuốn trôi; hiện nay nhà anh đã được cất lại chưa?

Hoang Van Ninh
Hoàng Văn Ninh

Anh Ninh: Sau khi lũ rút, được sự quan tâm của các cấp, ngành, các nhà tài trợ đã hỗ trợ cho tôi và hiện nay tôi đang trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà mới.

Cho em hỏi anh Dũng là anh đã có giải pháp cụ thể gì cho công ty xây dựng hầm mỏ ? (Lê Việt Hùng, 22 tuổi, leviethung15...12@gmail.com)

Anh Nguyễn Tất Dũng: Vinh dự cho tôi được thay mặt cho tuổi trẻ tỉnh Quảng Ninh tham gia vào cuộc giao lưu trực tuyến ngày hôm nay. Tôi sinh ra ở đất Mỏ và vinh dự được cống hiến cho mảnh đất quê hương. Tôi rất vinh dự được lãnh đạo giao cho công tác phó giám đốc chỉ đạo sản xuất. Từ thực tiễn lao động những giải pháp đã được nẩy sinh. Chẳng hạn như chúng tôi đã đào những hố bunke để chứa số than được khai thác ra. Tôi đưa ra ý tưởng đào từ dưới đào lên, tôi cùng các đồng nghiệp tính toán, thi công rút ngắn thời gian 3 tháng tiết kiệm được thời gian, nhân lực và tiền bạc. Những sáng kiến này nhằm hợp lý hóa sản xuất.

Mình thấy trong ngành khai thác mỏ hay xảy ra hiện tượng âm đất đá, vậy đơn vị bạn có xảy ra chuyện này không và làm sao để khắc phục ? (Lê Thị Thanh Triều, 20 tuổi, thanhtrieuhtc@gmail.com)

Nguyễn Tất Dũng
Nguyễn Tất Dũng.

Anh Nguyễn Tất Dũng: Mình ở đơn vị chuyên đào lò việc nghiệm thu âm đất đá hầu hết là không có. Còn theo mình để khắc phục hiện tượng âm đất đá thì cần tăng cường công tác quản lý, nghiệm thu

Hỏi anh Hoàng Văn Ninh: trong cơn mưa gió bão bùng, tình cảnh nguy kịch như vậy, nhiều người bị nguy hiểm đến tính mạng thì anh làm sao vừa có thể đảm bảo an toàn cho mình, vừa có thể cứu giúp được người khác ? (Lưu Thu Hà, 21 tuổi, luuhabc52@gmail.com).

Anh Hoàng Văn Ninh: Lúc đó mình chỉ có suy nghĩ duy nhất là làm thế nào để có thể cứu được càng nhiều người càng tốt chứ không có thời gian để để ý đến những điều khác. Khi đó trời vừa mưa, lạnh, tôi cũng cảm thấy rất mệt nhưng vẫn phải cố gắng để đưa mọi người đến nơi an toàn. Nước lũ lên rất nhanh và mọi thông tin liên lạc đều mất hết nên tôi không thể đợi các thanh niên khác ở trong thôn mà phải đi một mình. Có những người ở nhà một mình và tôi phải cậy cửa để vào cứu, nếu đến chậm họ có thể thiệt mạng. Đến 8h sáng ngày hôm sau thì lãnh đạo xã mới vào được tới thôn của tôi và cùng đưa hàng cứu trợ tới cho bà con ở trong toàn xã.

Vương Trung Dũng
Vương Trung Dũng.

Nhiều người nhìn anh trông rất thư sinh nhưng lại là một trong những “sói già” trong đấu tranh chống tội phạm ma túy?

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu, Lai Châu:

Đây cũng là câu mà được phóng viên hỏi tôi trong một bài báo trên báo An ninh thế giới viết về chuyên Án 208T. Đó là chuyên án Hờ A Cưa cùng đồng bọn mua bán chất ma túy. Chuyên án này ban đầu chỉ bắt giữ được hai đối tượng và thu giữ được 12 bánh heroin. Xác định đây là một đường dây mua bán trái phép chất ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu nên tôi được ban giám đốc Công an tỉnh giao trực tiếp thụ lí điều tra vụ án này. Kết quả điều tra đã khởi tố tổng số 13 bị can, chứng minh các đối tượng trong đường dây đã tham gia mua bán tổng số 119 bánh heroin, thu nộp xung quỹ nhà nước gần 2 tỷ đồng.

Quay trở lại câu hỏi của độc giả. Như các bạn trực tiếp nhìn thấy cũng như những nỗ lực tôi cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian qua có thể trả lời cho câu hỏi trên. Trong tôi luôn có niềm đam mê và thường xuyên học hỏi, trau dồi để nâng cao kiến thức về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Tháng 6/2010, tôi mới được điều động công tác ở một lĩnh vực không kém cam go, phức tạp và nguy hiểm sau với công cuộc đấu tranh chống tội phạm ma túy. Đó là truy nã tội phạm.

Trong bản thành tích của anh có nói anh kết hợp tốt giữa Đông y và Tây y. Anh có thể cho biết rõ hơn?

Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 7

Thiếu úy Nguyễn Chí Ninh : Tôi xin được cảm ơn báo TP đã có buổi giao lưu để những người lính chúng tôi được về đây giao lưu với bạn đọc trên cả nước. Là nơi biên giới, địa đầu của tổ quốc, với đặc điểm là 100% người dân nơi đây là đồng bào dân tộc H’mông, chúng tôi lại ở khá xa các trung tâm y tế, bệnh viện… nên có rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp bệnh nhân nặng mà chuyển đi lên tuyến trên là “bất khả thi” bởi có những con đường rất khó di chuyển và bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong dọc đường.Ngoài những bài thuốc nam quy định của Y tế quân đội, chúng tôi kết hợp những bài thuốc của người dân tộc như chữa rắn cắn, viêm đường hô hấp…kết hợp giữa tây y và đông y để cứu chữa cho mọi người.

Gửi anh Hoàng Văn Ninh: sau khi cơn lũ qua đi, anh làm thế nào để dựng lại nhà cửa, chính quyền và đơn vị có giúp đỡ gì anh không ? (Phan Văn Kiền, 28 tuổi, phankienhnu@gmail.com).

Anh Hoàng Văn Ninh: Căn nhà của tôi trước khi bị nước lũ cuốn trôi rộng khoảng 70 mét vuông, được dựng bằng cột gỗ và lợp ngói và mọi đồ đạc đã bị cuốn trôi sạch. Vì thế, sau khi nước rút tôi và vợ con phải sang ở nhờ nhà chú, hiện tại chúng tôi vẫn đang ở tại đây vì căn nhà mới đang trong quá trình hoàn thành.

Mặt trận tổ quốc tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ tôi 17 triệu, Ủy ban nhân dân tỉnh, công ty Cienco 5 hỗ trợ 50 triệu, cộng với tiền do các công ty và nhà hảo tâm ở thành phố HCM hỗ trợ...và vay mượn thêm họ hàng, anh em tôi đã đủ tiền để xây dựng ngôi nhà mới.

Bên cạnh đó, bà con ở thôn còn nghèo về vật chất, nhưng đã rất nhiệt tình đến giúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng ngôi nhà mới. Nhân qua đây, gia đình chúng tôi rất cảm ơn các báo đài đã đưa tin cũng như các vị lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, các nhà hảo tâm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi xây dựng lại nhà.

Xin chào anh Hoàng Văn Ninh (1979); Trưởng thôn Xuân Tiến, Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới anh - vì những hành động cao cả của anh. Xin hỏi: Khi hành động cứu người trong nước lũ, anh có sợ mình sẽ bị lũ cuốn trôi không? (Thanh Hương, 19 tuổi, thanhuong9981@gmail.com).

Anh Hoàng Văn Ninh: Khi đó, nước lũ chảy rất mạnh và xiết, vì vậy thuyền của tôi cũng có thể bị lật bất cứ lúc nào; tôi vẫn biết điều đó nhưng khi ấy tiếng kêu cứu của bà con vang lên khắp nơi và tôi phải tạm quên đi sự nguy hiểm của mình để đến từng nhà cứu những người bị nạn. Khi nước lũ rút, cả thôn chúng tôi giống như một nơi hoang tàn nhưng bà con cũng đã đến để bày tỏ sự cảm ơn của họ, và điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất tự hào và vinh dự.

Xin hỏi anh Nguyễn Tất Dũng, để có được thành tích thì phải trải qua quá trình học tập và công tác? Xin anh chia sẻ đôi điều về quá trình học tập và công tác của mình. Xin cảm ơn (Viên Nghĩa Đường, 30 tuổi, vienghiaduong_tt@hotmail.com)

Anh Nguyễn Tất Dũng: Mình tốt nghiệp phổ thông năm 1997, thi đỗ đại học Mỏ địa chất. Trải qua bốn năm học tập năm 2001 mình ra trường với bằng khá và nhận công tác tại Công ty than Vàng Danh-TKV làm công nhân thợ lò trực tiếp 15 tháng liên tục. Sau đó, được điều chuyển làm cán bộ kĩ thuật tại công ty than Vàng Danh. Đến cuối năm 2005, mình được bổ nhiệm làm phó quản đốc phân xưởng K7 chuyên trách việc đào lò chuẩn bị sản xuất cho công ty. Đến tháng 4 năm 2007, mình chuyển sang công ty xây dựng mỏ làm phó phòng kĩ thuật. Tháng 8 năm 2007, được bổ nhiệm làm phó giám đốc xí nghiệp Bắc Khe Tam của công ty xây dựng Mỏ. Đến 1-12-2007, thành lập công ty xây dựng mỏ hầm lò 2-TKV, mình được điều chuyển về làm phó giám đốc cho đến nay.

Thân gửi anh Vương Trung Dũng (1979), Công an tỉnh Lai Châu. Khi tham gia vào các vụ án ma túy, anh có sợ không? Nhất là tội phạm ma túy rất nguy hiểm và có thể lây lan bệnh HIV? (Thành Lương, 18 tuổi, luongthanh...88@gmail.com)

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu, Lai Châu:

Với tư cách là một chiến sĩ công an nhân dân, chúng tôi luôn xác định cho mình lập trường chính trị vững vàng, kiên định không hoang mang, dao động trước mọi khó khăn thử thách. Trong thực tiễn đấu tranh chống tội phạm ma túy cũng vậy. Tôi xin kể một tình huống truy bắt các đối tượng ma túy tại một địa bàn được coi là trọng điểm nóng bỏng và phức tạp nhất cả nước. Đó là địa bàn Xã Lóng Sập, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Thời điểm đó là giáp tết nguyên đán 2010. Khi chúng tôi tổ chức truy bắt ba đối tượng là Hạng A Vảng, Hạng A Chư và Hạng Và Hờ. Đây là những đối tượng cộm cán và chủ mưu cầm đầu trong một đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia. Trước khi triển khai kế hoạch bắt giữ chúng tôi được phòng ma túy công an Sơn La trao đổi. Đối tượng phạm tội ma túy đã từng bắn xả một băng đạn AK 30 viên vào tổ công tác của phòng PC47- công an tỉnh Sơn La và công an Huyện Tây Hồ- Hà Nội. Điều đó đã không làm nao núng ý chí, quyết tâm tấn công tội phạm của tổ công tác và chúng tôi quyết định vẫn tiến hành triển khai kế hoạch bắt giữ đối tượng đề ra.

Với những nguy hiểm luôn cận kề chúng tôi đã bắt giữ thành công các đối tượng trên.

Anh có thể cho mọi người biết cách tuyên truyền để giúp người H'Mông từ bỏ các phong tục lạc hậu được không? Vì người dân tộc thường rất quan trọng đối với các phong tục của mình (Hỏi anh Chí Ninh) (Thanh Hải, 20 tuổi, thanhhai12@gmail.com)

Nguyễn Chí Ninh:Chào Hải, cảm ơn Hải đã đặt câu hỏi. Đúng là bà con nơi đây còn rất nhiều phong tục lạc hậu, đặc biệt tục cúng ma chữa bệnh. Thậm chí khi sinh đẻ thì phụ nữ thường sinh con ở nhà chứ không bao giờ đến cơ sở y tế. Xác định được những khó khăn trong công tác tuyên truyền, chúng tôi luôn cố gắng thực hiện tốt "4 cùng": Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc. Tiếng H'Mông không dễ học, vì chúng tôi chỉ học được truyền miệng, vì người dân tộc ít người biết chữ, chỉ những người già biết viết chữ Mông.Trong những lần chữa bệnh cứu người, có nhiều em bé tưởng đã không thể qua khỏi, nhưng gia đình chỉ biết cúng ma (khi ốm đau, mời thấy cúng đến cúng, sau đó treo một cây xanh ở cửa để không cho ai vào nhà). Có người mang người nhà bị ốm đến quân y đồn của chúng tôi nhưng cũng có người không làm thế, chúng tôi phải xuống tận nơi để thuyết phục và chữa trị cho họ. Qua những lần chữa khỏi bệnh cho họ, dần dần bà con đã tin vào khoa học, tin vào bộ đội biên phòng và từng bước thay đổi thói quen, phong tục về chữa bệnh của mình.

Em muốn hỏi anh Trung Dũng là khi tham gia vào các chuyên án bắt cướp, bắt bọn buôn lậu, có bao giờ anh thấy sợ không? (Nhật Hà, 17 tuổi, nhatha3...@gmail.com)

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu, Lai Châu:

Nếu nói không bao giờ sợ thì sẽ là sáo rỗng nhưng vì sự bình yên, bảo vệ cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân chúng tôi nguyện cống hiến và kể cả hy sinh. Chính lý tưởng đó đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, sẵn sàng nhận và đi bất cứ đâu khi Đảng, Nhà nước và Nhân dân yêu cầu đúng như lý tưởng của tuổi trẻ, thanh niên Việt Nam.

Anh Hoàng Văn Ninh
Anh Hoàng Văn Ninh.

Trong cong tac cuu cac nan nhan anh co khi nao nghi minh da lam duoc mot dieu dac biet khong? Cau hoi danh cho anh Hoang Van Ninh (Nguyen Tien Dung, 31 tuổi, nguyendunglc79@gmai.com).

Anh Hoàng Văn Ninh: Ở quê, tôi là một người trẻ, còn là một Đảng viên, nên đó là điều mà tuổi trẻ nên làm để cho mọi người khác noi theo. Tôi cũng không cho rằng đó là một làm đặc biệt, tôi chỉ có tâm niệm rằng mình giúp đỡ được bà con qua cơn hoạn nạn chứ không phải làm để lấy tiếng hay huênh hoang với mọi người. Một số bà con khác cũng có thuyền và họ đã đi cứu một số người khác, nhưng lúc đó tôi chỉ biết rằng cứu được càng nhiều người càng tốt nên đã cố gắng hết sức. Có lẽ điều lớn nhất mà tôi có được sau việc làm của mình đó là tình cảm của bà con trong thôn với nhau bây giờ rất thắm thiết và được mọi người yêu quý.

Xin chào anh Nguyễn Tất Dũng. Xin anh cho biết, anh đã thu xếp như thế nào để cân đối giữa công việc và gia đình? Anh gặp những khó khăn gì khi bảo vệ các sáng kiến của mình đến thành công? Anh cảm thấy như thế nào khi được phong tặng chiến sĩ thi đua trong nhiều năm liền và làm gì để xứng đáng với danh hiệu đó? (Nguyễn Tấn Việt, 21 tuổi, trongtan_ktak11@yahoo.com)

Anh Nguyễn Tất Dũng: Mình có thuận lợi là được công tác gần nhà và có bà xã là người làm cùng ngành than nên rất thông cảm với chồng trong công việc. Khi bắt đầu xây dựng các sáng kiến thì đầu tiên là đưa ra ý tưởng qua hội đồng khoa học kĩ thuật của công ty thẩm định. Cũng có những ý tưởng sáng kiến đưa ra những không thực hiện được nhưng đa số các ý tưởng đều có tính khả thi. Mình cảm thấy rất tự hào khi được tặng nhiều bằng khen, giấy khen và danh hiệu chiến sĩ thi đua trong nhiều năm liền. Nhưng bản thân mình không cảm thấy tự mãn vì những gì đã có được mà luôn muốn vươn lên trong công việc.

Anh Thành có rất nhiều sáng kiến trong quân đội. Anh có thể cho biết thêm về các sáng kiến đó? (Lê Uyên, 19 tuổi, hoailv1@gm...l.com)

Ngô Văn Thành: Chào em, cám ơn em vì câu hỏi này!

Những sáng kiến trong thời gian qua của anh nhằm phục vụ công tác bảo quản vũ khí với mục đích bảo đảm đạn an toàn và tiết kiệm được thời gian và phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Ví dụ như Bàn tháo đạn K56, bình thường đạn rời sẽ để trong hộp tiếp đạn nếu 1 người làm nhiệm vụ bảo quản đạn dược mà tháo thì mất khoảng 60 phút và dễ hỏng đầu đạn nhưng nếu sử dụng sáng chế của anh thì sẽ rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 1 phút và bảo quản tốt hơn cho đầu đạn.

Ngoài ra, anh còn sáng chế ra Giá cơ động huấn luyện liên lạc mạng và sấy nóng thông tin. Mục đích sáng kiến này là bảo đảm và nâng cao kết quả huấn luyện. Bởi trên thực tế nếu huấn luyện trên xe, không gian hẹp sẽ không huấn luyện cùng lúc được nhiều người do phải nổ máy nên các thiết bị phải khởi động liên tục gây ra hỏng hóc và tình trạng kỹ thuật của vũ khí trang bị xuống cấp, tốn nhiên liệu. Còn với sáng kiến anh đưa ra thì không cần nổ máy, tốn nhiên liệu nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao trong công tác huấn luyện. Bình thường mỗi đợt huấn luyện chỉ huấn luyện một tiểu đội (khoảng 11 người) nhưng nếu đem Giá cơ động huấn luyện liên lạc mạng và sấy nóng thông tin, mỗi lẫn chúng ta sẽ huấn luyện được một đại đội (khoảng 90 người) mà chất lượng huấn luyện được nâng lên rõ rệt. Sáng kiến này được Bộ tư lệnh công nhận là tác giả của sáng kiến và được Ủy ban nhân dân TP Hà Nội công nhận là Gương Người tốt việc tốt cấp thành phố.

Anh Nguyễn Tất Dũng thân mến, làm hầm mỏ rất nguy hiểm, như vụ sập lò ở Chile khiến cả thế giới quan tâm. Làm về hầm mỏ, các anh có sợ bị sập hầm không? Một bạn đọc.

Anh Nguyễn Tất Dũng: Thực ra nếu làm đúng theo quy trình kĩ thuật thì sẽ rất đảm bảo an toàn và rất ít có nguy cơ xảy ra tai nạn. Hầu hết các vụ tai nạn trong hầm mỏ đều bắt nguồn từ việc không tuân thủ theo các quy phạm kĩ thuật hoặc cắt bớt quy trình thực hiện các công việc.

Người ta bảo "Giàu nhà kho, no nhà bếp", vậy là một chiến sĩ làm trong phòng Hậu Cần, anh thấy câu nói đó có đúng không ? (Lê Thu Hoài, 24 tuổi, thuhoai216@...il.com)

Anh Ngô Văn Thành:

Em Thu thân mến, trong thực tế trên cương vị công tác nào cũng vậy, đã là người lính thì luôn phát huy tốt phẩm chất Bộ đội cụ Hồ yêu ngành, yêu nghề, xác định rõ thái độ động cơ đúng đắn trên từng cương vị công tác. "Nhà kho" phải lo cho tập thể, giàu là của tập thể vì phải tiếp nhận nhiều hàng hóa nhưng phải bảo đảm nguyên tắc. "Nhà bếp" là anh nuôi, bộ đội chưa ăn no chưa ăn hết khẩu phần thì "nhà bếp" còn phải trăn trở suy nghĩ, chế biến ngon hơn để bộ đội đủ định lượng, đủ calo bảo đảm quân số khỏe cho thực hiện nhiệm vụ. Còn với anh, trên cương vị nhân viên doanh trại, càng tiết kiệm điện được bao nhiêu thì góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm sản xuất cho nhân dân là điều anh hằng mong ước.

Xin chào anh Hoàng Văn Ninh: Em thấy nhiều người làm nghề chài lưới thấy người bị nạn không cứu vì quan niệm gì đó sợ làm ăn không được. Anh thấy quan điểm này như thế nào? (Lê Tuấn Tú, 22 tuổi, nhoq...55@yahoo.com).

Anh Hoàng Văn Ninh: Ở quê tôi cũng có rất nhiều người làm nghề chài lưới nhưng mọi người không có quan niệm như vậy. Theo tôi đó là quan điểm không đúng và mê tín, làm người phải có cái tâm vì mạng người là rất quan trọng. Làm nghề chài lưới không làm lúc này thì làm lúc khác, nhưng mạng sống con người thì rất quan trọng, mình không thể làm ngơ được.

Tôi muốn hỏi anh Nguyễn Chí Ninh là tại Của Khẩu Tây Trang, mùa đông sương gió rất lạnh, ngày xưa chúng tôi thường xuyên bị rất nhiều bệnh tật khi đóng quân ở những vùng như thế này. Vậy anh làm sao để duy trì tỷ lệ quân số khỏe lớn đến như vậy (Lê Chí Cường, 49 tuổi, lechicuongyb@gmai..)

Nguyễn Chí Ninh: Đúng như anh nói, để duy trì quân số khỏe, chúng tôi đã phải có kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo mùa. Mùa đông, thì thường mắc bệnh về đường hô hấp, mùa hè thì đối mặt với bệnh tiêu chảy. Chúng tôi phải pha nước muối loãng để phát cho bộ đội súc miệng để phòng chống các bệnh hô hấp. Phát quang các hệ thống giao thông hào, phát thông cỏ mọc xung quanh đơn vị để giữ vệ sinh cho anh em. Về thực phẩm, hàng ngày quân y đều kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và tổ chức lưu nghiệm thức ăn theo quy định. Tuyên truyền cho anh em trong đơn vị ăn ở hợp vệ sinh, đảm bảo đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Ví dụ chúng tôi đã tham mưu cho chỉ huy đồn duy trì được nước nóng (đun bằng củi) cho bộ đội vào mùa đông. Một năm chúng tôi có hai đợt phun thuốc trừ muỗi để chống bệnh sốt rét, khám sức khỏe định kỳ cho bộ đội. Để đảm bảo nguồn nước sạch cho bộ đội ,một tháng, quân y và trực ban đơn vị kết hợp để đi kiểm tra nguồn nước ăn và công tác vệ sinh ở đầu nguồn. Chúng tôi luôn duy trì và phát huy tác dụng của vườn thuốc nam để chữa một số bệnh tại chỗ cho bộ đội như một số bệnh về hô hấp và đường tiêu hóa.

Xin dat câu hỏi cho anh VƯƠNG TRUNG DUNG. Anh la một trong nhung chien sy cong an nhan dan tieu bieu cho luc luong va la nguoi dan toc tren vung cao, vung sau, vung xa, cuoc song gap rat nhieu kho khan Xin anh cho biet truoc khi tro thanh nguoi chien sy cong an nhan dan, anh da co nhung kho khan hay du dinh gi de den ngay hom nay anh da la mot trong nhung guong mat tieu bieu toan quoc (ngô văn ty, 25 tuổi, loncon..24@yahoo.com)

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu:

Trở thành người chiến sĩ công an nhân dân là ước mơ và hoài bão của tôi từ thời còn nhỏ. Đúng như bạn nói, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao gặp rất nhiều khó khăn . Tôi xin chia sẻ với bạn về hoàn cảnh của bản thân mình. Sau khi tốt nghiệp PTTH, gia đình không có điều kiện để cho thi đại học, bản thân tôi đã phải đi tìm việc làm (đóng gạch thuê) để có kinh phí lên Hà Nội thi đại học vào năm sau. Kết quả năm đó toàn tỉnh Lai Châu chỉ có duy nhất hai người đỗ ĐH Cảnh sát trong đó có tôi. Thời điểm mới ra trường và nhận công tác tại Công an tỉnh Lai Châu cũng đúng là thời điểm tỉnh Lai Châu cũ chia tách thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Với điều kiện công tác và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn về trụ sở làm việc, công cụ phương tiện và cả nơi ở của cán bộ chiến sĩ. Bên cạnh đó hoạt động của tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Nhưng với nhiệt huyết say mê nghề nghiệp chúng tôi đã vượt qua những khó khăn đó.Dự định trong thời gian tới: tôi vừa bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Luật học, tôi mong muốn được học tập nghiên cứu trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm để nâng cao nhận thức nghiệp vụ chuyên ngành để có thể được cống hiến nhiều hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Anh Nguyễn Tất Dũng: Thu nhập mỗi tháng của anh là bao nhiêu? Trong thời buổi bão giá hiện nay, theo anh giới trẻ nên làm gì để vượt qua nó? (Nguyễn Tuấn Anh, 22 tuổi, traihath...anh@yahoo.com)

Anh Nguyễn Tất Dũng: Thu nhập hiện tại của mình trên cương vị phó giám đốc công ty xây dựng Mỏ hầm lò 2 - Vinacomin là hơn mười triệu/tháng. Thu nhập trung bình của công nhân trong công ty mình là trên 7 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập theo mình là đảm bảo được cuộc sống.

Anh có thể cho biết những kỷ niệm đặc biệt về quá trình tham gia và thực hiện cuộc vận động "Thanh niên quân đội học tập và làm theo lời Bác" (Nguyễn Việt Chiến, 25 tuổi,nguyenvietchien...77898@gmail.com)

 
Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 9

Đại úy Ngô Văn Thành

Anh Ngô Văn Thành

Vào tháng 5-2009, bản thân tôi được vinh dự tham dự Đại hội thanh niên tiên tiến học tập và làm theo lời Bác. Đây là dịp để bản thân được đi trao đổi, học hỏi những gương điển hình tiên tiến, những người tốt việc tốt và đem những việc tốt đó về với Chi đoàn của mình góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn viên thanh niên trong đơn vị. Do vậy chất lượng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ đoàn viên thanh niên trong chi đoàn được nâng lên rõ rệt như tiết kiệm thời gian cho từng công việc trên từng cương vị công tác.

Em thấy anh Dũng có rất nhiều sáng kiến trong năm 2010. Anh có thể cho biết các sáng kiến đó là gì được không ạ?

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu, Lai Châu:

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, cuộc đấu tranh chống tội phạm ma túy hết sức cam go phức tạp và nguy hiển. Để góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội phạm về ma túy nói riêng. Một công trình khoa học tôi vừa bảo vệ thành công trong khóa đào tạo thạc sĩ Luật học vừa qua đó là đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc thiểu số thực hiện.

Cho em hỏi anh Vương Trung Dũng một số câu hỏi:

1. Em được biết làm ngành công an rất nguy hiểm, vậy điều gì đã đưa anh đến với ngành công an, đặc biệt lại là Cảnh sát truy nã.

2. Lai Châu là một trong những điểm nóng về tội phạm, anh có thể cho em biết tội phạm nguy hiểm nhất mà anh gặp là trong vụ nào không.

3. Anh có thể cho em biết cảnh sát truy nã và cảnh sát phòng chống ma túy thì có gì khác nhau và việc nào nguy hiểm hơn không?

Em xin cảm ơn (Nguyễn Trường Sơn, 22 tuổi, truong....son@gmail.com)

Đại úy Ngô Trung Dũng
Đại úy Ngô Trung Dũng.

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu, Lai Châu:

Đó là ước mơ, hoài bão của tôi. Điều đưa tôi đến với ngành công an đó là lòng yêu và say mê nghề nghiệp. Nhưng động lực lớn nhất đó là góp phần nhỏ bé vào sự bình yên của đất nước, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đến với cảnh sát truy nã cũng là cái duyên.

Tội phạm nguy hiểm chúng tôi gặp rất nhiều, trong nhiều vụ án. Đơn cử như trong vụ bắt truy nã đối tượng Chẻo Khé Phây. Đây là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm sau khi gây án đã trốn sâu vào trong rừng. Thường xuyên Phây mang theo vũ khí trong người để chống trả khi bị vây bắt. Chúng tôi đã xác lập chuyên án và bắt thành công đối tượng. Hay như vụ Hờ A Cưa cùng đồng bọn mua bán ma túy. Các đối tượng trong vụ án đều sinh sống trong địa bàn Sơn La là địa bàn nóng bỏng và phức tạp về ma túy trong cả nước. Các đối tượng ở đây hoạt động phạm tội rất manh động, thường xuyên sử dụng vũ khí nóng để chống trả các lực lượng chức năng.

Mặc dù hai lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm ma túy và truy lã tội phạm có những nhiệm vụ và đặc điểm riêng nhưng đây đều là những lĩnh vực có thể nói ẩn chứa nhiều nguy hiểm, cam go nhất.

Thưa anh Nguyễn Chí Ninh, là một người lính lại là một thầy thuốc Anh thấy 2 nhiệm vụ này thế nào? (Hồ Thị Mếu, 22 tuổi, meuhothi@yahoo.com)

Nguyễn Chí Ninh: Cảm ơn bạn, trước hết, tôi là một người lính, cùng với các đồng đội, chúng tôi có nhiệm vụ giữ vững chủ quyền an ninh biên giới tổ quốc. Với cá nhân tôi, được cấp trên và đồng đội tin tưởng, giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân, đó là một vinh dự lớn cũng đòi hỏi bản thân tôi phải luôn nỗ lực để có được niềm tin không chỉ đối với các đồng đội mà còn đối với nhân dân. Khi tôi làm tròn nhiệm vụ của người thầy thuốc cũng chính là tôi đã làm tròn nhiệm vụ của người lính. Bác Hồ khi đến thăm Tổng cục hậu cần, người có nói: Những người làm công tác hậu cần cũng quan trọng như những người đang chiến đấu ngoài chiến trường. Vì thế, chúng tôi luôn hiểu rõ trách nhiệm cũng như niềm tự hào về nhiệm vụ được giao.

XIn hỏi anh Chí Ninh, anh quê ở đâu ạ? Có phải ở Điện Biên không? Và làm một người lính canh giữ biên cương - phải xa nhà? Anh có nhớ nhà không? (Lò Thị Hương, 19 tuổi, huong_dienbien79...@yahoo.com.vn)

Nguyễn Chí Ninh: Cảm ơn Hương đã quan tâm, tôi quê ở Hải Hậu, Nam Định. 21 tuổi, tôi trở thành người lính và nhận nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia tại Điện Biên. Một năm, chúng tôi được phép về thăm nhà một lần, 45 ngày. Xa nhà đương nhiên là rất nhớ rồi. Nhưng sau những năm tháng gắn bó với mảnh đất Điện Biên, nơi đây cũng là nhà của mình. Phương châm của chúng tôi là: "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt".

Đại úy Ngô Văn Thành: Phòng hậu cần thường đảm nhiệm những công việc gì hả anh? (Nguyễn Hải Hà, 22 tuổi, songduoidaysong...8@yahoo.com)

Ngô Văn Thành: Em Hà thân,Trước hết phòng hậu cần phải đảm bảo đảm về quân lương quân trang, thuốc men điều trị, sơ cấp cứu, bảo đảm tài chính, phục vụ nuôi quân, bảo đảm điện nước, sửa chữa và chỉnh trang đơn vị. Nhiệm vụ nào của phòng hậu cần cũng vậy, bao giờ cũng đi trước về sau, đi trước để nấu ăn còn về sau để dọn dẹp, nhiệm vụ khó nhất là phải nuôi cho quân khỏe, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Anh Nguyễn Tất Dũng là phó giám đốc công ty Mỏ hầm lò 2, làm thế nào vừa hoạt động đoàn tốt vừa sản xuất tốt? (Tường Thanh, 25 tuổi, tuongthanh@gmail.com)

 
Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 11

Anh Nguyễn Tất Dũng

Anh Nguyễn Tất Dũng: Với cương vị ủy viên ban thường vụ Đoàn thanh niên công ty và là phó giám đốc chỉ đạo sản xuất mình được giao nhiệm vụ phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật và phong trào sáng tạo trẻ trong thanh niên. Mình luôn sắp xếp các công việc chuyên môn và đoàn thể phù hợp tránh tình trạng đan chéo các công việc. Qua công việc chỉ đạo sản xuất, sự gần gũi với anh em công nhân và công việc kĩ thuật hàng ngày đã giúp mình thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tôi được biết ngoài việc là thầy thuốc giỏi, anh Ninh còn là "khắc tinh" của tội phạm ma túy, anh có thể kể về những chiến công, thành tích và anh có bị thương trong khi tham gia đấu tranh chống tội phạm nguy hiểm này không? Nam Anh - Kim Liên, Hà Nội.

Nguyễn Chí Ninh: Cảm ơn bạn, tôi không dám nhận mình là thầy thuốc giỏi, mà tôi chỉ là một quân y hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Còn với công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy, cũng là một nhiệm vụ của bộ đội biên phòng. Chúng tôi có đội chuyên trách để làm nhiệm vụ này. Tôi may mắn được trực tiếp tham gia rất nhiều các chuyên án của cục phòng chống tội phạm ma túy của Bộ Tư lệnh biên phòng, phòng Phòng chống TPMT của tỉnh Điện Biên, PC17 Bộ Công an và các chuyên án của Đồn Biên phòng cửa khẩu Tây Trang. Còn về những nguy hiểm thì có lẽ không thể kể hết. Sau khi tham gia chuyên án 031L của Bộ chỉ huy Bộ đội BP Tỉnh Điện Biên, trong lúc vật lộn với đối tượng và lao xuống vực để đuổi bắt đối tượng, tôi đã bị chấn thương cột sống độ 1. Năm 2010, tôi vinh dự nhận nhiều giấy khen, bằng khen của Cục Quân y và Huân chương chiến công hạng Ba của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, được thăng quân hàm trước niên hạn, từ chuẩn úy lên thiếu úy. Nhưng phần thưởng có ý nghĩa lớn hơn cả chính là đã góp phần công sức của một người lính vào công cuộc đấu tranh giữ bình yên cho nhân dân.

Đại úy Ngô Văn Thành: Được biết anh là một trong những tấm gương người tốt việc tốt của Hà Nội nhiều năm liền, vậy theo anh làm thế nào để nhân rộng những việc tốt mình đã làm? (Nguyễn Hải Hà, 22 tuổi)

Anh Ngô Văn Thành:

Cám ơn em về câu hỏi này!

Để nhân rộng những việc tốt mà mình đã làm được, đó là những kết quả của công tác tuyên truyền còn những việc anh đã làm được thì chỉ là kết quả bước đầu, là sự đóng góp nhỏ bé vào nhiệm vụ trên từng cương vị công tác. Để phát huy tốt những kết quả đã đạt được thì không ngừng phấn đấu vươn lên, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sáng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Gửi anh Ninh: Anh đã cứu được rất nhiều người trong lũ thì anh phải bơi giỏi. Anh có định mở lớp dạy bơi không? (Nguyễn Trọng Nam, 30 tuổi, trongnam2003@yahoo.com).

Anh Hoàng Văn Ninh: Do làm nghề sông nước nên tôi bơi cũng khá, nhưng mở lớp dậy bơi thì chắc là không! (Cười)

Xin được hỏi anh Ninh, anh bơi có giỏi không? Anh có định tham gia đội tuyển bơi quốc gia không? (Nguyễn Tuấn Hải, 25 tuổi, haiduo....ngve@gmail.com).

Anh Hoàng Văn Ninh: Cảm ơn bạn, nhưng hiện tại tôi còn công việc ở thôn và việc tham gia đội tuyển bơi quốc gia có lẽ không phải chỉ cần yếu tố bơi giỏi mà còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác nữa.

Xin chào anh Vương Trung Dũng! Em rất ngưỡng mộ anh! Anh có thể chia sẻ một kỷ niệm khó quên khi tác nghiệp trong một đợt truy quét nào đấy được ko ạ? (Nguyễn Tấn Việt, 21 tuổi)

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu:

Một kỉ niệm sâu sắc và ấn tượng nhất, đó là trong đợt truy bắt đối tượng Giàng A Giàng và Chang A Sang tại bản chuyên gia, địa bàn Mường Nhé. Thời điểm bắt hai đối tượng trời mưa tầm tã, đến địa điểm đối tượng lẩn trốn mất 4h đi bộ. Khi tiếp cận đối tượng hầu như phải bò, đường thì dốc, lầy lội, nhiều lúc anh em trong đội bị trượt ngã. Khi bắt giữ được đối tượng, nhìn lại ai lấy đều lem luốc nhưng trong mắt đều ánh lên niềm vui khó tả.

Khi cứu được mọi người mà nhà anh, của cải,... tất cả mọi thứ đều bị cuốn trôi thì anh có cảm giác gì, có tiếc nuối hay không? (Thanh Long, 18 tuổi, thanhlong93@gmail.com).

Anh Hoàng Văn Ninh:Sáng hôm sau khi nước lũ rút, tôi quay trở về nhà thì tất cả đồ đạc và nhà cửa đã bị cuốn trôi sạch, chỉ còn lại nền nhà. Lúc đó, cảm giác cũng rất là tiếc nhưng mình cũng chỉ nghĩ rằng của cải mất là do thiên tai, lụt bão, cái quan trọng nhất là mình cứu được mọi người và không có ai thiệt mạng là điều đã quá may mắn rồi.

Xin hỏi anh Nguyễn Chí Ninh, được biết anh là một quân y nhưng lại thường xuyên tham gia phá án ma túy, xin anh kể về những trận đánh mà anh đã tham gia, và cảm xúc của anh khi đối mặt với tội phạm nguy hiểm, nhất là ma túy (Đặng Đức Thiện, 20 tuổi, thanthien2910@gmail.com)

 
Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 12

Thiếu úy Nguyễn Chí Ninh

Nguyễn Chí Ninh: Như vừa trả lời bạn Nam Anh, tôi đã tham gia rất nhiều chuyên án. Khi đối mặt với các tội phạm ma túy, có lúc khoảng cách giữa sự sống và cái chết chỉ còn trong tích tắc, nhưng với phẩm chất của một người lính biên phòng, tôi cùng các đồng đội quyết tâm chiến đấu để loại trừ những mầm mống tội ác trong xã hội. Như các đông đội mình, khi đối mặt với tội phạm, cũng giống như khi ra trận, đối mặt với kẻ thù, cảm xúc và quyết tâm là phải chiến đấu tới cùng.

Anh Ngô Văn Thành ơi, phòng hậu cần của anh có nhân viên nữ không ạ? Nếu toàn nam thì có gặp nhiều khó khăn trong công việc bếp núc không ạ? Một bạn đọc

Ngô Văn Thành Ngành hậu cần quân đội không chỉ có toàn nam giới mà còn có nhiều nữ giới là đằng khác. Nếu toàn nam thì công việc hậu cần cũng gặp rất nhiều khó khăn, ví dụ như trong chế biến món ăn để nuôi quân hoặc khám chữa bệnh và điều trị cho nữ giới trong ngành quân y...

Thưa anh Hoàng Văn Ninh: Một năm quê anh có bao nhiêu trận lũ? (Nguyễn Trọng Nam, trongnam...@yahoo.com).

Anh Hoàng Văn Ninh: Hầu như năm nào cũng có lũ lụt, từ khoảng tháng 9, 10 đến tháng 11 là luôn có mưa bão. Tuy nhiên, trận lụt năm ngoái là trận lũ lịch sử, có sức tàn phá nặng nề nhất mà chúng tôi phải hứng chịu.

Em rất muốn thi vào ngành Công An nhưng cũng chưa biết được sự vất vả của ngành này, em có thể xin anh tư vấn cho vấn đề này được không, em có nên đăng ký thi vào học viện cảnh sát không (Thanh Long, 18 tuổi, thanhlong...93@gmail.com)

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu:

Ngành công an tuy vất vả, đầy nguy hiểm nhưng cũng rất tự hào là lực lượng mang trọng trách bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Với những ai có nhiệt huyết và mong ước được cống hiến sức trẻ của mình cho đất nước đều xứng đáng là chiến sĩ công an nhân dân Việt Nam.

Khi anh đối mặt với nguy hiểm điều anh nghĩ đến lúc đó là gì? (Lê Thị Hồng, 22 tuổi, ledan...hong@gmail.com)

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu:

Bất kì ai cũng vậy, khi đối mặt với nguy hiểm đều nghĩ đến gia đình nhưng động lực để chúng tôi vượt qua những nguy hiểm đó là nhiệm vụ phải hoàn thành. Lực lượng công an chúng tôi có khẩu hiệu: Vì nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,....

Khi tham gia cứu người trong nước lũ sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vợ con anh, gia đình anh có ngăn cản không? (Nguyễn Trọng Nam, 30 tuổi, trongnam2003@yahoo.com)

Anh Hoàng Văn Ninh: Khi nước lũ về, tôi đã chủ động sơ tán vợ, con sang nhà chú (nhà 2 tầng) để lánh tạm. Khi đó vợ tôi cũng rất lo lắng nhưng không tỏ ý ngăn cản không cho tôi đi mà chỉ dặn dò là làm sao chèo thuyền đi cứu người phải đảm bảo an toàn cho bản thân.

Trong biển lũ mênh mông, anh đã cứu được 200 người, vậy có khi nào anh cảm tháy đuối sức không? (Nguyễn Tuấn Hải, 25 tuổi, haiduong...@gmail.com).

Anh Hoàng Văn Ninh: Khi đó trời rất tối và rét nên tôi cũng rất mệt, nhưng khi ấy tôi nghe thấy tiếng kêu cứu ở khắp nơi mà chính điều đó đã thôi thúc tôi phải nhanh chóng đến cứu mọi người. Lúc ấy, thực sự chỉ nghĩ đến việc làm sao có thể cứu được nhiều người nhất có thể, không kịp nghĩ gì khác.

Anh Ninh đã lập gia đình chưa? Anh sắp xếp thời gian như thế nào để vừa chăm lo cho gia đình vừa công tác tốt? (Tường Thanh, 25 tuổi, tuongthanh....@gmail.com)

Nguyễn Chí Ninh: Tôi chưa có gia đình, vừa là lính biên phòng vừa là "lính phòng không". Bạn Tường Thanh có cơ sở nào giúp đỡ tôi không! ^_^

Xin hỏi anh Nguyễn Chí Ninh được biết anh dược Chủ tịch nước tặng Huân chương chiến công hạng 3 và được phong quân hàm trước niên hạn vì thành tích đánh bắt tội phạm ma túy. Anh có thể nói những khó khăn khi đánh án ma túy và làm thế nào để các anh vượt qua được khó khăn đó, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (Nguyễn Thái Hà, 22 tuổi, battu_trang...@gmail.com)

Nguyễn Chí Ninh: Khó khăn thì nhiều lắm nhưng với người lính Biên Phòng, khó khăn nào cũng phải vượt qua, kẻ thù nào cũng phải đánh thắng.

Gửi anh Trung Dũng: Nếu anh lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu anh sẽ làm gì để người bình chọn luôn có ấn tượng về mình (Lê Thị Hồng, 22 tuổi, ledanhong@gmail.com)

Anh Vương Trung Dũng - Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu, Lai Châu:

Nếu được yêu mến lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu bản thân tôi cố gắng hơn nữa trong công tác và bằng những hoạt động hiện thực trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Chào anh Nguyễn Chí Ninh, anh vừa là y sĩ vừa chống tội phạm ma túy. Để làm hai công việc này cùng một lúc anh có gặp nhiều khó khăn không? (Tường Thanh, 25 tuổi)

Nguyễn Chí Ninh:Trong thời gian đầu mới tham gia các chuyên án về ma túy, khó khăn lớn nhất chính là tôi phải học hỏi kinh nghiệm từ các đồng tội trong lực lượng phòng chống TPMT. Với quyết tâm của bản thân cộng với được Ban chỉ huy đơn vị tạo điều kiện thuận lợi, nên tôi luôn hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ trên.

Anh Dũng có thể chia sẻ kỉ niệm đáng nhớ nhất của anh trong quá trình công tác ở Quảng Ninh không ạ?

Anh Nguyễn Tất Dũng: Khi mới ra trường được là người thợ, trực tiếp lao động sản xuất tại phân xưởng thanh niên. Sau ca làm việc đầu tiên trong lò, người ngợm đen nhẻm vì bụi than. Giống như bao anh em khác, mình đi vào nhà tắm của công nhân. Nhưng do còn bỡ ngỡ không nắm rõ cách tắm của thợ lò nên khi tắm xong ra anh em xung quanh cứ nhìn mình cười vì mặt mũi chân tay vẫn còn nhiều chỗ đen nhẻm.

Đại úy Ngô Văn Thành: Qua tìm hiểu trên Tiền phong online, được biết đại úy Ngô Văn Thành là người có nhiều sáng kiến trong việc cải tiến các thiết bị, vũ khí, khí tài. Để làm được những điều đó có khó không? Anh lấy sáng kiến từ đâu? Anh có được học trường lớp quân sự nào ko? Là một bí thư chi đoàn trong quân đội, anh thấy hoạt động trong quân đội có khác bên ngoài nhiều không? (Nguyễn Hải Hà, 22 tuổi, songduoidaysong988@yahoo.com)

Ngô Văn Thành: Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật qua thực tế huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ trên cương vị chính sách được giao thì bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi, nghiên cứu chế tạo những sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng trong điều kiện công tác vào từng thời gian thời điểm khác nhau do yêu cầu tính chất của nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao thì phải nảy sinh những ý tưởng trong thực hiện nhiệm vụ.

Tháng 2 - 1994, anh nhập ngũ vào trường Hạ sỹ quan xe tăng 1, (Long Thành, Đồng Nai) thuộc Binh chủng Tăng thiết giáp, chuyên ngành đào tạo Lái xe tăng thiết giáp. Cuối năm 1994 thì anh ra trường và nhận công tác tại Tiểu đoàn 3, Đoàn B7, Quân khu Thủ đô.

Hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong quân đội cũng như ở địa phương tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt như bộ đội ở tập trung do vậy việc tổ chức các hoạt động được gần gũi, thân thiết. Bởi vì sau sinh hoạt Đoàn là anh em lại về đơn vị cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc...

Trong cac chuyen an tham gia anh thay chuyen an nao de lai cho anh nhieu ky niem nhat. Cau hoi danh cho anh Vuong Trung Dung (Nguyen Tien Dung, 31 tuổi, nguyendunglc...79@gmai.com

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu:

Khi phá thành công một chuyên án đều để lại trong tôi nhiều kỉ niệm. Một trong những kỉ niệm đáng nhớ đó là khi bắt giữ đối tượng Giàng A Giàng. Thân nhân gia đình của đối tượng đã dùng đá ném vào tổ công tác đặc biệt là vợ đối tượng đã sử dụng dao phát nương chém vào sau lưng tôi khi tôi cùng đồng đội áp giải đối tượng lên xe. Nhanh như cắt một đồng đội đã phản ứng đã đỡ hộ tôi. Tôi may mắn không bị thương nhưng qua chuyên án đã khẳng định tình động đội xả thân quên mình.

Anh Nguyễn Tất Dũng có ý định gắn bó lâu dài với nghề hầm mỏ không, hay anh sẽ tìm hướng đi khác khi có điều kiện? (Vũ Quốc Hùng, 23 tuổi, nguoihung...@gmail.com)

Anh Nguyễn Tất Dũng: Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống làm mỏ. Tất cả mọi người từ bố, mẹ, anh chị đều gắn bó với ngành than. Ngay từ bé tôi đã có mơ ước được trở thành người công nhân thợ mỏ. Vì vậy khi chọn nghề định hướng cuộc sống, tôi đã thi vào trường đại học mỏ địa chất. Tốt nghiệp ra trường tôi được cống hiến cho ngành than đến ngày hôm nay và mãi gắn bó với công việc và những gì mình đã học.

Anh Trung Dũng có thể kể cho bạn đọc nghe về một kỷ niệm bắt cướp của anh được không? (Đào Hồng Hạnh, 28 tuổi, hanhhanhd6@gmail.com)

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu, Lai Châu:

Kỉ niệm khi bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Tẩn Vần Thiền. Sau khi gây án đối tượng lẩn trốn và sống trong lán ở rừng sâu. Chúng tôi đã theo dõi và phục kích 1 tuần mới bắt được đối tượng trước sự chống trả quyết liệt của đối tượng.. Sau khi bắt được đối tượng thì lúc đó những vất vả sau những ngày trèo đèo lội suối chịu đói chịu rét trong cả tuần làm chúng tôi kiệt sức.

Chào anh Nguyễn Tất Dũng. Là người trẻ nhưng sớm có những thành tích nổi bật, anh cho biết làm thế nào để có được những thành tích đó? (Nguyễn Văn Hùng, 25 tuổi, vuontoidinhcao_at99@yahoo.com)

Anh Nguyễn Tất Dũng: Ngay từ nhỏ, nhìn cha mẹ và các anh chị của mình gắn bó với mỏ, tôi cũng đã từng mơ ước lớn lên mình được làm anh thợ lò. Tình yêu mỏ ngấm dần trong tôi và điều may mắn là tôi đã nỗ lực học tập để biến ước mơ ấy của mình trở thành hiện thực. Trong quá trình công tác, tôi luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, tranh thủ những thời gian rảnh rỗi, tôi tìm hiểu từ chính thực tế công việc hàng ngày trong mỏ, để thấy những điều bất cập, chưa hợp lý trong công việc. Từ đó, nghiên cứu và đưa ra những đề xuất với lãnh đạo cấp trên, nhằm hợp lý hóa, cải tiến quy trình làm việc, sao cho hiệu quả nhất.

Lai Châu được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy. Theo anh cần phải thực hiện tốt những nội dung gì? (pham hung, 28 tuổi, phamhung...099@gmail.com)

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu:

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống ma túy.

- Các cấp các ngành phải vào cuộc vì đây là nhiệm vụ của toàn xã hội.

- Đối với lực lượng công an và đặc biệt cảnh sát điều tra tội phạm ma túy phải làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản.

- Mở các lớp tập huấn cho cán bộ chiến sĩ để bổ sung kiến thức nghiệp vụ trong điều tra khám phá án ma túy,...

Xin được đặt câu hỏi cho anh Vương Trung Dũng! Nếu sau này anh trở thành một lãnh đạo cao cấp trong ngành công an thì việc đầu tiên anh làm sẽ là gì? (lê thế đại, 30 tuổi)

Anh Vương Trung Dũng- Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Lai Châu:

Điều tôi mong muốn làm đó là đưa lực lượng công an nhân dân ngày càng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Các gương mặt  tham gia giao lưu cùng bạn đọc Tiền Phong Online:

Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 13

Nguyễn Tất Dũng (1979), Phó Giám đốc Công ty Xây dựng Mỏ - Hầm lò 2 Vinacomin, Quảng Ninh. Năm 2010 đã có nhiều sáng kiến, giải pháp cơ bản mang tính đột phá mang lại hiệu quả kinh tế cao làm lợi cho công ty số tiền là 1.260.000.000 đồng. Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua Công ty các năm 2008, 2009, 2010. Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam các năm 2008, 2009, 2010. Được Công Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam tặng Bằng khen. Được Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh tặng Giấy khen về đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên năm 2010.

Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 14

Nguyễn Chí Ninh (1982) Hiện là Y sỹ (Thiếu uý), Đồn biên phòng Cửa khẩu Tây Trang – Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên. Đã kết hợp, phát huy tốt Tây y và Đông y, duy trì tỷ lệ quân số khỏe tại đơn vị đạt 98,7%. Trong công tác đã hoàn thành xuất sắc việc tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng trong địa bàn với 100% người dân tộc H’Mông về phương pháp phòng chống dịch bệnh và từ bỏ các phong tục tập quán lạc hậu. Năm 2010 tuyên truyền 25 buổi với 1078 lượt người nghe về các biện pháp bảo vệ sức khỏe, trực tiếp và tham gia khám, điều trị 114 lượt người, xử lý được 23 ca cấp cứu nguy hiểm xảy ra tại địa bàn...

Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 15

Vương Trung Dũng (1979), Công an tỉnh Lai Châu, từ năm 2004 đến tháng 7 năm 2010 đã tham gia nhiều chuyên án như: Chuyên án 906T, chuyên án 126L, chuyên án 807Q, chuyên án 509C ...

- Đã tổ chức truy bắt được 11 đối tượng có quyết định truy nã trong đó có 08 đối tượng đặc biệt nguy hiểm.

- Được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba.

- Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân và được Bộ Công an tặng thưởng 04 bằng khen. ...

Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 16

Hoàng Văn Ninh (1979); Trưởng thôn Xuân Tiến, Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

- Tham gia cứu hộ, cứu nạn trong trận lũ lịch sử đầu tháng 10, đã trực tiếp cứu sống 200 người dân đến nơi an toàn. Trong đó nhà của mình cũng bị nước cuốn trôi.

- Cùng với cán bộ, đoàn viên thanh niên và các đoàn thể tham gia tích cực trong công tác vận chuyển hàng cứu trợ đến tận tay bà con nhân dân, khắc phục hậu quả do 2 trận lũ lịch sử gây ra.

- Cùng với nhân dân tham gia tốt các hoạt động tình nguyện của thôn xóm, đặc biệt là trong công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả lũ lụt....

Giao lưu với đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ảnh 17

Ngô Văn Thành (1976). Đại úy, Bí thư chi đoàn Phòng Hậu cần, Bộ Tư lệnh Thủ đô

Đã đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quân, danh hiệu thanh niên tiêu biểu toàn quân năm 2006, đạt Bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2001 – 2003, Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động "Thanh niên quân đội học tập và làm theo lời Bác" của Bộ Quốc phòng....

Theo Viết
MỚI - NÓNG