Giới trẻ Ấn Độ tan biến giấc mơ Mỹ

Giới trẻ Ấn Độ tan biến giấc mơ Mỹ
TP - Mỹ từng là mảnh đất hứa đối với thanh niên Ấn Độ, những người bị lôi cuốn bởi tấm bằng đại học danh tiếng và việc làm lương cao ở Phố Wall hoặc thung lũng Silicon, nhưng nay mọi việc đã thay đổi.
Giới trẻ Ấn Độ tan biến giấc mơ Mỹ ảnh 1
Trong một cửa hàng Internet ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Từ năm 2001, Ấn Độ trở thành nhóm sinh viên nước ngoài lớn nhất trong các trường đại học ở Mỹ, chiếm khoảng 15 phần trăm.

Ngày nay, kinh tế Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ khiến giấc mơ Mỹ của nhiều bạn trẻ Ấn Độ tan biến và họ đang nộp đơn vào các trường đại học địa phương cũng như tìm kiếm việc làm ở trong nước.

Vivek Wadhwa, giáo viên trợ giảng người Ấn Độ tại Đại học Duke (Mỹ), cho rằng mất mát của nước Mỹ chính là lợi thế cho Ấn Độ vì sẽ tránh được tình trạng chảy máu chất xám.

Nền kinh tế tăng trưởng chín phần trăm/năm trong những năm gần đây giúp hàng triệu người thoát nghèo và tạo ra một thế hệ trẻ tài năng, đầy tham vọng ở Ấn Độ. Nhiều người trong số này phấn đấu có được tấm bằng danh tiếng ở Mỹ và châu Âu để sau đó ở lại tìm việc làm lương cao.

Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giới trẻ Ấn Độ nhận thấy cơ hội ở quê nhà lớn hơn với nhiều việc làm, chi phí cho cuộc sống thấp hơn, nhưng lại có thể sống thoải mái.

Khoảng 100.000 thanh niên Ấn Độ có trình độ cao đã trở về nước sau nhiều năm ở Mỹ. Với tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng cao nhất trong 26 năm qua, thanh niên Ấn Độ tốt nghiệp ở Mỹ hiểu rằng sẽ dễ hơn khi về nước tìm việc làm. Hãng Warner Bros và IBM của Mỹ thậm chí còn thông báo rằng sẽ chuyển nhiều việc làm tới Ấn Độ.

Kiếm học bổng trong nước

Với những sinh viên đang ở Mỹ, việc tiếp tục nhận học bổng và các nguồn tài trợ khác đang trở nên khó khăn hơn.

Cherry Harica - 24 tuổi, đến từ tỉnh Punjab (Ấn Độ) và đang lấy bằng thạc sĩ ở Đại học Boston - cho biết: "Trường tôi đã ngừng việc tuyển sinh viên mới. Thật khó tìm việc làm mới khi chính người Mỹ đang mất việc làm".

Rahul Dutta, 23 tuổi, là một trong số nhiều thanh niên thay đổi kế hoạch du học ở Mỹ để đăng ký vào trường địa phương.

"Kế hoạch ban đầu của tôi là lấy bằng thạc sĩ tại Mỹ và kiếm việc làm. Nay nhận thấy không có việc làm và nguồn tài chính hỗ trợ ở đó nên tôi vào học một trường tại Delhi", anh Dutta nói.

Tại Bangalore, Kripa Chettiar cũng có kế hoạch tương tự. "Tôi từng mong kiếm được bằng thạc sĩ tài chính tại Đại học Columbia. Tuy nhiên, nay tôi thậm chí không tham gia thi kỳ thi GRE vì sẽ chẳng có học bổng", Chettiar tâm sự.

Có khoảng 50.000 sinh viên ở Ấn Độ tham gia GRE (một trong những kỳ thi bắt buộc nếu muốn du học ở Mỹ) năm 2008, giảm hơn 20 phần trăm so với năm trước đó. Tuy nhiên, nhiều sinh viên Ấn Độ vượt qua kỳ thi GRE cũng chưa thể sang Mỹ du học vì thiếu nguồn tài trợ. Hầu hết đều chờ phản ứng từ các trường đại học và chính phủ.

Jaideep Chowdhary, Giám đốc Chương trình GRE tại một viện nghiên cứu ở Ấn Độ, cho biết mỗi sinh viên học ở Mỹ cần khoảng 50.000 USD trong hai năm. Đây là số tiền không dễ tìm được thông qua nguồn hỗ trợ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Trong khi đó, nếu nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật Ấn Độ ở Madras chỉ phải chi khoảng 1.200 USD mỗi năm.  

D.H
Theo Reuters

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.