‘Hiệp sĩ’ nhảy cầu cứu người mong sớm có việc làm

‘Hiệp sĩ’ nhảy cầu cứu người mong sớm có việc làm
Danh Nghĩa - người nhảy cầu Bình Triệu cứu người - là người hiền lành, chất phác và ít nói về mình. Anh mong sớm có việc làm để phụ giúp gia đình.

Danh Nghĩa năm nay tròn 23 tuổi, người gốc Khmer, quê ở xã Đình Hòa, huyện Gò Quao (Kiên Giang). Gia đình nghèo, phải nghỉ học sớm nên từ năm 17 tuổi, Nghĩa đã lên TP.HCM ở cùng mấy người bạn và làm phụ hồ ở một số công ty xây dựng ở Q.7.

Gần đây do có anh trai đang làm bảo vệ ở Bình Dương nên Nghĩa chuyển về đây ở và xin việc.

“Em học ít nên chỉ xin làm lao động phổ thông. Từ khi xuống Bình Dương, em cũng có xin việc ở một số công ty sản xuất gạch xây dựng nhưng người ta chưa trả lời”, Nghĩa nói.

Hành động dũng cảm nhảy cầu Bình Triệu cứu người diễn ra khi Nghĩa cùng với các bạn từ Tân Uyên (Bình Dương) lên TP.HCM lấy đồ đạc cá nhân còn sót lại sau khi chuyển nhà.

Khi nghe tin có người tự tử, những người bạn trong nhóm của Nghĩa đều quyết định nhảy xuống sông cứu nhưng Nghĩa là người nhảy sớm hơn. “Trong mấy đứa, em là người khỏe mạnh nhất”, chàng trai có nụ cười hiền lành nói.

Nghĩa kể trong lúc cứu người, anh đã làm mất bóp trong đó có một số giấy tờ và 200.000 đồng. Nhưng với Nghĩa, quý nhất là chứng minh nhân dân vì đang trong thời gian xin việc nên các công ty đều yêu cầu phải có giấy tờ tùy thân.

Sau khi biết thông tin Nghĩa cứu người được đăng trên Thanh Niên Online, nhiều doanh nghiệp đã gởi email, gọi điện thoại đến tòa soạn hứa sẽ nhận Nghĩa vào làm việc.

Nghĩa bảo xin việc rất khó khăn nên thấy nhiều người đề nghị nhận mình làm việc, Nghĩa háo hức lắm.

Lên TP.HCM làm việc đã lâu nhưng lương của Nghĩa chỉ đủ sống. Năm ngoái, cố gắng lắm Nghĩa mới để dành được mấy triệu đồng gửi về phụ giúp ba mẹ ở quê.

Sau cuộc trò chuyện với chúng tôi vào chiều 15.5, chàng trai dũng cảm Danh Nghĩa ra Bến xe Miền Tây để về quê làm lại giấy tờ.

“Biết em cứu người chắc ở nhà ba mẹ vui lắm”, Nghĩa tâm sự.

Đình Quân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.