Giải mã hiện tượng ngày càng nhiều người có bằng cấp thất nghiệp- Bài cuối:

Học nghề lương cao, tại sao không?

Học viên học nghề nấu ăn tại Học viện Ẩm thực Hà Nội. Ảnh: Thiên Thanh
Học viên học nghề nấu ăn tại Học viện Ẩm thực Hà Nội. Ảnh: Thiên Thanh
TP - Trong bối cảnh thạc sỹ, cử nhân thất nghiệp ngày càng nhiều thì có những trường nghề, sinh viên ra trường là xin được việc làm, thậm chí chưa tốt nghiệp đã có doanh nghiệp đến săn đón. Trong đó có nhiều sinh viên đã tự tạo việc làm cho mình.

Bỏ đại học đi học nghề

Chàng trai quê lúa Bùi Thọ Tiến sinh năm 1992 ở xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã khiến nhiều người “ngã ngửa” vì đỗ đại học Ngoại thương Hà Nội nhưng lại đi học nghề nấu ăn. 

Tiến không phải suy nghĩ nhiều khi chọn trường cao đẳng Du lịch Hà Nội để thỏa đam mê bếp núc. Từ nhỏ chàng trai này mơ ước sau này nấu ăn giỏi như bố và quyết định đi học nấu ăn. 

Thừa hưởng “gen” nấu ăn giỏi của bố nên Tiến nhanh chóng thể hiện được khả năng của mình. Tiến liên tiếp giành giải nhất ở Hội thi tay nghề thành phố, Hội thi tay nghề Quốc gia và Hội thi tay nghề Asean. Tiến được coi như một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực ẩm thực và được nhiều khách sạn 5 sao săn đón mời vào làm với mức lương rất cao.

Giờ đây đã có nhiều bạn trẻ chọn nghề nấu ăn giống Tiến thay vì học đại học. Bà Bùi Thị Cẩm Thơ, Giám đốc Học viện Ẩm thực Hà Nội cho biết: “Thời gian này có nhiều bạn trẻ tới Học viện Ẩm thực Hà Nội để đăng ký học nghề nấu ăn. Thay vì học đại học phải mất tới 4- 5 năm, học nấu ăn chỉ cần 3-6 tháng, có chứng chỉ hành nghề sơ cấp là các bạn có thể xin được việc làm ngay. 

Nếu tay nghề vững, có thể vào làm ở các nhà hàng cao cấp, khách sạn 5 sao với mức lương cao hơn cả cử nhân mới ra trường. Nếu cố gắng, các bạn hoàn toàn có thể trở thành bếp trưởng với thu nhập 30-40 triệu đồng/tháng, và được đi tu nghiệp ở nước ngoài”. 

Tốt nghiệp PTTH, Nguyễn Thu Hương ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An không thi đại học mà đăng ký lớp học làm bánh ở Học viện Ẩm thực Hà Nội. Được thầy giáo giỏi kèm cặp và thực hành bếp bánh các khách sạn 5 sao, chỉ gần 3 tháng Hương đã thạo nghề và bây giờ đã là chủ một tiệm bánh Âu đông khách ở Nghệ An.   

Theo bà Bùi Thị Cẩm Thơ, khi lĩnh vực du lịch, ẩm thực, nhà hàng, khách sạn đang phát triển rất mạnh như hiện nay nhu cầu nhân lực cho ngành này đang rất lớn. Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thuần, phụ trách đào tạo ngành nhà hàng khách sạn của trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội lại cho rằng: “Giới trẻ bây giờ bắt đầu có xu hướng thực tế hơn trong chọn nghề. Học nghề nấu ăn, phục vụ nhà hàng sẽ trở thành một nghề “thời thượng” có thu nhập cao, dễ kiếm việc làm, chi phí thấp, cơ hội nhiều”.

Những nghề thời thượng

Bà Ngọc Anh, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo nghề và xuất khẩu lao động thuộc Công ty đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Nội cho biết những nghề nông nghiệp như kỹ thuật trồng cây cảnh, khoa kỹ thuật xây dựng, cắm hoa, nghề trồng nấm, chăn nuôi lợn đang được các bạn trẻ ở nông thôn theo học nhiều. Chỉ cần học 3 tháng, nhận chứng chỉ hành nghề sơ cấp 3 tháng, họ có thể xin được việc ngay hoặc tự tạo việc làm cho mình. 

Ông Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng trường cao đẳng Kinh tế - công nghệ TPHCM, cho biết những nghề thiết kế đồ họa, kỹ thuật dược, cơ khí... đang thu hút nhiều bạn trẻ”.

“Những nghề mới như công nghệ nội dung số và phát triển phần mềm di động, game thì không phải lo thất nghiệp”, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TPHCM khẳng định. Nếu trước đây thị trường CNTT chỉ biết về phần cứng, phần mềm và mạng máy tính thì giờ đây các lĩnh vực như tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game ...đang cần nhiều lao động. 

“Giới trẻ bây giờ bắt đầu có xu hướng thực tế hơn trong chọn nghề. Học nghề nấu ăn, phục vụ nhà hàng sẽ trở thành một nghề “thời thượng” có thu nhập cao, dễ kiếm việc làm, chi phí thấp, cơ hội nhiều”.

Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thuần, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Tiến sỹ Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chia sẻ: “ Vì sao không chọn học những nghề xã hội đang cần để có việc làm ngay thay vì đua nhau vào đại học để rồi thất nghiệp? Hiện nay có một bộ phận bạn trẻ ngồi nhầm chỗ. Có lẽ người ta chưa định nghĩa hết chữ “nghề”. 

Người ta suy nghĩ rằng “nghề” là những người lao động chân tay cơ bắp, đó là định nghĩa sai. Có thể nói “nghề” là tập hợp các kỹ năng. Hội thi “Tay nghề thế giới” có một câu nói: “Kỹ năng là tương lai của chúng ta”. Hay có câu: “Có cả một thế giới kỹ năng, nếu không có kỹ năng thì ước mơ chỉ là mơ ước”.

Chính vì định nghĩa sai mà nhiều bạn trẻ mong muốn được vào đại học hơn là đi học nghề, bất kể khả năng của mình đến đâu, bất kể ngành học ấy có phù hợp với mình hay không”.

Tiến sỹ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghệ Cao Hà Nội cho biết: “75% sinh viên tốt nghiệp trường tôi tìm được việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp, có những ngành đạt 100%. Trong đó, có những nghề không đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp”.

TS Khánh liệt kê những ngành đang được các doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay khi chưa tốt nghiệp: “Nghề kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí 100% sinh viên có việc làm, trong đó có nhiều sinh viên tự tạo việc làm ngay khi đang học. Nhiều người đang làm việc ổn định ở các công ty điện lạnh lớn như LG, Sam Sung, hay các  trung tâm điên máy lớn như Pico, Media Mart với mức lương 5- 15 triệu đồng/tháng. Vào mùa hè, vẫn có hiện tượng “cháy” thợ lắp đặt máy lạnh. Đó là chưa kể, ở các khu công nghiệp phát triển  nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí cũng tăng theo”.

Ngành công nghệ hàn của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội cũng đang rất đắt khách khi chiếm “quán quân” về tỷ lệ có việc làm sau đào tạo. Đặc biệt nhiều sinh viên đã được doanh nghiệp tuyển dụng từ năm thứ nhất, thứ hai hoặc sang xuất khẩu lao động ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu với mức lương từ 15.30 triệu đồng/tháng.

TS Phạm Xuân Khánh cho hay, ngành điện công nghiệp, điện tử cũng đang có tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm rât cao. Gần đây 106 sinh viên vừa ra trường đã được công ty Sam Sung Electronic vào vị trí kỹ thuật viên với mức lương từ 5-15 triệu đồng/ tháng.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...