Khánh thành Khu lưu niệm căn cứ kháng chiến Thành Đoàn TPHCM

Các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành khu lưu niệm.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành khu lưu niệm.
TPO - Sáng 18/3, tại Khu di tích lịch sử địa đạo Tam giác Sắt (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương), Ban thường vụ Thành Đoàn và Ban chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến Thành Đoàn tổ chức khánh thành giai đoạn 1 Khu lưu niệm Vùng căn cứ kháng chiến miền Đông Nam Bộ Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Việt Nam Khu đoàn Khu Sài Gòn - Gia Định.

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn, Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, các cựu cán bộ vùng căn cứ kháng chiến Tam giác Sắt (Bình Dương) nhiều thế hệ và đoàn viên thanh niên các đơn vị đến tham dự buổi khánh thành.

Khu lưu niệm Vùng căn cứ kháng chiến miền Đông Nam Bộ Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Việt Nam Khu đoàn Khu Sài Gòn - Gia Định (Khu lưu niệm) có diện tích 4.747m2 nằm trong khuôn viên Khu di tích Địa đạo Tam giác Sắt (thuộc xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương).

Dự án Khu lưu niệm do Thành Đoàn TPHCM và Ban chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến Thành Đoàn triển khai thực hiện gồm hai giai đoạn, với tổng kinh phí khoảng 2 tỷ đồng từ các nguồn vận động.

Khánh thành Khu lưu niệm căn cứ kháng chiến Thành Đoàn TPHCM ảnh 1
Khánh thành Khu lưu niệm căn cứ kháng chiến Thành Đoàn TPHCM ảnh 2

Trồng cây xanh trong khuôn viên khu lưu niệm.

Trong giai đoạn 1 (thi công từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017), dự án đã hoàn thành các hạng mục, gồm: trồng tái tạo rừng với nhiều chủng loại cây khác nhau; đắp đồi và đặt bia lưu niệm; và một số công trình phụ trợ khác.

Bước vào giai đoạn 2, Ban quản lý dự án sẽ tiếp tục vận động kinh phí để thực hiện các hạng mục hoàn chỉnh như: khu sinh hoạt dã ngoại, khu nghỉ ngơi, khu vệ sinh...

Khánh thành Khu lưu niệm căn cứ kháng chiến Thành Đoàn TPHCM ảnh 3

Cán bộ, nhân viên Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM chụp ảnh lưu niệm trong khu lưu niệm căn cứ kháng chiến Thành Đoàn.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Phạm Chánh Trực, Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, Chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến Thành Đoàn, cho biết: Đây là nơi có giá trị lịch sử, ghi dấu ấn sâu sắc về nơi xây dựng căn cứ đầu tiên, nơi đào tạo, tập huấn, che giấu và phát triển cán bộ Khu đoàn hoạt động cách mạng để chỉ đạo phong trào đấu tranh đô thị Sài Gòn - Gia Định. Bởi vậy chúng tôi mong muốn khu lưu niệm sẽ là địa chỉ gắn kết các thế hệ cán bộ Đoàn các thời kỳ, các vùng miền với nhau.

“Chúng tôi cố gắng tái hiện khu rừng căn cứ kháng chiến nhằm ghi nhớ công ơn các anh hùng, liệt sỹ của Khu Đoàn đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Qua đó, phần nào giúp thế hệ trẻ hiểu về một thời hào hùng của tuổi trẻ TPHCM trong thời kỳ đấu tranh anh dũng”, Nguyên Bí thư Thành Đoàn, Chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến, Phạm Chánh Trực, nói.

Khánh thành Khu lưu niệm căn cứ kháng chiến Thành Đoàn TPHCM ảnh 4

Tặng kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa và sửa chữa nhà cho gia đình chính sách.

Tại buổi lễ, Ban chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến và Ban thường vụ Thành Đoàn đã trao tặng kinh phí xây dựng 1 căn nhà tình nghĩa và sửa chữa 1 căn nhà cho hai gia đình chính sách ở xã An Tây và Phú An (TX. Bến Cát, Bình Dương).

Cùng ngày, lãnh đạo, cán bộ kháng chiến đã đến thăm, tặng quà gia đình những người đã có công nuôi giấu cán bộ Thành Đoàn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn vùng căn cứ kháng chiến.

Khánh thành Khu lưu niệm căn cứ kháng chiến Thành Đoàn TPHCM ảnh 5

Đoàn đến thăm hỏi gia đình chính sách tại vùng căn cứ kháng chiến Thành Đoàn.

Khánh thành Khu lưu niệm căn cứ kháng chiến Thành Đoàn TPHCM ảnh 6

Đoàn viên thanh niên chụp ảnh lưu niệm tại gia đình má Út Hột (thuộc xã Phú An, TX. Bến Cát).

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.