Khi nam thanh niên bất lực

Bất lực dẫn tới nhiều hệ lụy (Ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: M.T
Bất lực dẫn tới nhiều hệ lụy (Ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: M.T
TP - Lối sống hiện đại khiến ngày càng có nhiều nam thanh niên bị bất lực (khoa học gọi là rối loạn cương dương - RLCD), bệnh tưởng đơn giản, nhưng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi...
Bất lực dẫn tới nhiều hệ lụy (Ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: M.T
Bất lực dẫn tới nhiều hệ lụy (Ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: M.T.
 

Tôi tìm gặp GS Quán Anh, Chủ tịch Hội Y học Giới tính (YHGT) Việt Nam, nguyên Giám đốc trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức tại Phòng khám Đa khoa Tiết niệu và Nam học Tâm Anh (30A Lý Nam Đế, Hà Nội) vào một trưa hè nóng nực. Vào đúng giờ nghỉ trưa vẫn có khá đông bệnh nhân (hầu hết 18 – 40 tuổi) xếp hàng ngồi đợi. Có người chờ lấy kết quả, người đợi đến số thứ tự vào khám.

Một chị trạc 25 tuổi ngồi cạnh anh chồng trông to cao, khoẻ mạnh quay sang hỏi nhỏ: “Em ơi, làm sao em hẹn trước được GS, mách chị với!”. Chị cho biết chồng mình đã được khám bệnh, đang đợi lấy kết quả nhưng vẫn muốn gặp riêng thêm GS để được tư vấn.

Đã 13h45, hơn chục bệnh nhân đứng ngồi không yên, thi thoảng lại có người đứng lên sốt ruột hỏi giờ làm việc mặc dù trong phòng khám đã quy định 14h mới bắt đầu. Một nam thanh niên xin được giấu tên cho biết đã phải đợi từ 11h trưa vẫn chưa đến lượt khám vì số người đến khám quá đông.

GS Quán Anh cho biết phòng khám này đông bệnh nhân vì họ cảm thấy an tâm hơn, không thích đến bệnh viện vì ngại gặp người quen. Tâm lý chung của bệnh nhân là rất muốn chữa bệnh, nhưng ngại không dám đi khám. Cũng theo GS Quán Anh, trung bình mỗi ngày tại phòng khám Tâm Anh có 80-100 người đến khám, khoảng 25% trong số này bị RLCD, chủ yếu rơi vào lứa tuổi thanh niên và trung niên.

Đến bệnh viện Việt Đức vào một chiều thứ năm đã thấy dòng người xếp hàng trước cửa phòng khám khoa Tiết niệu. Th.s Trịnh Hoàng Giang, Bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu (Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức), cho biết những năm gần đây, tỷ lệ giới trẻ (dưới 30 tuổi) đi khám về RLCD ngày càng tăng. Theo bác sĩ Giang, so với cùng kỳ năm 2010, số lượng bệnh nhân đến khám về RLCD tăng 1,5 lần.

Tại khoa Tiết niệu của Bệnh viện Việt Đức, mỗi ngày có khoảng gần 100 người đến khám; gần 50% trong số đó mắc RLCD, hơn 50% còn lại là các bệnh lý khác như vô sinh, chậm có con, khối u ở bộ phận sinh dục… Trong số gần 50% người đến khám về RLCD, giới trẻ chiếm khoảng 1/5. Các đối tượng này chủ yếu rơi vào học sinh trung học, sinh viên, người đi làm sắp lấy vợ…

Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng (đường Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội) cũng là một trong những trung tâm uy tín về khám các bệnh nam khoa. Cũng như hai trung tâm trên, tại Ánh Sáng luôn có đông bệnh nhân đứng xếp hàng chờ khám. Ngồi đợi gần 1 tiếng, khi bệnh nhân vào khám đã vãn hơn tôi mới được vào gặp bác sĩ.

Chưa có thống kê chính thức, nhưng dễ nhận thấy số lượng và tỷ lệ đến khám tại các bệnh viện, trung tâm y tế… do chứng bệnh liên quan đến bất lực ngày càng tăng lên.

Theo GS Quán Anh, tăng do 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, xã hội ngày càng hiện đại, văn minh càng tăng độ căng thẳng trong sinh hoạt và lao động nên số lượng mắc bệnh tăng lên. Thứ hai, do giới trẻ thông thoáng hơn về quan điểm nên không còn ngại khi đi khám chữa bệnh.

Theo bác sĩ Giang, dễ thấy số lượng bệnh nhân dưới 30 tuổi đến khám vì RLCD tăng lên rõ rệt với một số nguyên nhân khác. Thứ nhất, người trẻ bây giờ rất quan tâm đến vấn đề tình dục, sinh lý nói chung nên khi thấy bất thường họ đi khám luôn.

Thứ hai, trong 5 năm gần đây, Nam học Việt Nam mới thực sự phát triển, có nhiều các trung tâm Nam học mở ra tại các thành phố lớn để bệnh nhân có thể đến khám, chữa bệnh. Thông tin về các trung tâm này thường có sẵn trên mạng.

Tỷ lệ mắc RLCD ở đàn ông từ 21 tuổi đến ngoài 70 tuổi: Mỹ 18%; châu Âu 17 %; châu Á 14%; Trung Quốc 28%; Việt Nam 15,7%. (Trong đó: 10,8% ở lứa tuổi 18-30, 44 % ở lứa tuổi 41-50, 57 % trên 60).

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.