Khỏe hơn nhờ hiến máu

Hiến máu đúng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hiến máu đúng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
TP - Hiến máu đúng cách không hại sức khỏe, mà ngược lại còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

 >> Người trẻ dấn thân
 >> Tạo sự lay động trong xã hội

Hiến máu đúng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hiến máu đúng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch . Ảnh: Nguyễn Hà

PGS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư cho biết, hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa - thành phần hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do phá vỡ chức năng bình thường của tế bào, tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim mạch.

Ở lứa tuổi trung niên, giảm dự trữ sắt sẽ giảm tỷ lệ các cơn đau tim và đột quỵ (ở nhóm hiến máu thường xuyên, sau 10 năm tỷ lệ có các vấn đề tim mạch là 6,3 %; còn ở nhóm không hiến máu là 10,5%).

Gần đây có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa hiến máu nhắc lại và tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, như nghiên cứu của Đại học Kansas, Đại học Yale (Mỹ)… Theo đó, lắng đọng sắt là một trong những nguyên nhân và cơ chế hình thành mảng xơ vữa ở lớp dưới nội mạc; việc hiến máu thường xuyên giúp giảm sự lắng đọng này và giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là cơn đau tim và đột quỵ tim.

Nhưng hiến máu thế nào để đảm bảo sức khỏe? Bác sĩ Ngô Mạnh Quân – Khoa Vận động và tổ chức hiến máu (Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư) cho biết, việc hiến máu được đảm bảo đúng - đủ tiêu chuẩn (tuổi, cân nặng, khoảng cách giữa các lần hiến máu…); người hiến máu được khám sức khỏe và xét nghiệm cần thiết, nếu đáp ứng tiêu chuẩn mới được hiến máu. Mỗi người có khoảng 70ml máu/kg; theo tính toán, nếu hiến dưới 9ml/kg cân nặng không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong máu có nhiều thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương), mỗi thành phần có đời sống nhất định và thường xuyên được thay thế. Bác sĩ Quân cho hay, mỗi năm trên thế giới có trên 80 triệu người hiến máu, ở Việt Nam có trên 600.000 người hiến máu, có người đã hiến cả trăm lần. Sức khỏe của họ hoàn toàn bình thường và tiếp tục tham gia hiến máu.

Các chuyên gia huyết học khẳng định, mỗi lần hiến máu là một lần khám sức khoẻ, người hiến máu được kiểm tra mạch, huyết áp, nhiệt độ và lượng hematocrit, thực hiện các xét nghiệm sau hiến máu. Một số vấn đề về sức khoẻ như cao huyết áp, bệnh tim mạch, dạ dày, thận – tiết niệu..., nhiễm virus truyền qua đường máu có thể được phát hiện qua cuộc khám sức khoẻ này. Do đó, hiến máu vừa giúp người khác vừa để kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho chính người hiến máu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.