Không có tiền nhà, bà chủ muốn trả bằng tình

Không có tiền nhà, bà chủ muốn trả bằng tình
“Cậu chọn đi, một là lên nhà (nhà chính, nhà của bà) ở luôn với tôi cho tiện, tôi dành phòng này cho người khác thuê bù vào. Hai là trả tiền và trả phòng ngay lập tức trong chiều nay. Nếu không trả được tiền tôi báo lên nhà trường là cậu quỵt tiền cho họ giải quyết”. Nói đoạn, bà phủi áo đi lên nhà.

Không có tiền nhà, bà chủ muốn trả bằng tình

“Cậu chọn đi, một là lên nhà (nhà chính, nhà của bà) ở luôn với tôi cho tiện, tôi dành phòng này cho người khác thuê bù vào. Hai là trả tiền và trả phòng ngay lập tức trong chiều nay. Nếu không trả được tiền tôi báo lên nhà trường là cậu quỵt tiền cho họ giải quyết”. Nói đoạn, bà phủi áo đi lên nhà.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Băn khoăn giữa vấn đề đạo đức cá nhân và những vất vả bố mẹ tôi đang gánh oằn vai, tôi gửi tâm sự này mong tìm được những lời khuyên hợp lý, vì thật sự tôi chẳng biết mình nên làm thế nào bây giờ.

Tôi sinh ra trong một miền quê nghèo của vùng trung du phía Bắc. Bố mẹ tôi ngày trước là công nhân của một nông trường chè. Khi tôi học lớp 7, mẹ tôi sinh em gái thứ 4 mới được 2 ngày thì bố tôi bị tai nạn, từ đó ông mất sức lao động và chỉ ở nhà. Một mình mẹ tôi hái chè nuôi cả gia đình gồm 4 anh em tôi (tôi là con trưởng), bố tôi và bà nội. Bố tôi sau một thời gian dài có thể nhúc nhắc đi lại nhẹ trong nhà ông có phụ giúp gia đình bằng cách nhận hàng về làm hàng mã tại nhà nhưng thu nhập cũng chỉ đủ mua bó rau con cá.

Bốn anh em tôi chỉ có tôi là con trai nên được bố mẹ đầu tư ăn học chu đáo. Ba em gái của tôi, em bé nhất mới học lớp 2, còn 2 em giữa đã nghỉ học khi học hết lớp 5 để phụ mẹ kiếm thêm tiền cho tôi ăn học. Biết những gì mà mình đã nhận được là quá lớn lao, tôi đã nỗ lực học hết sức mình và cuối cùng đã đậu một trường đại học ở Hà Nội. Khỏi nói bố mẹ tôi vui đến như thế nào. Còn nhớ ngày tôi đi Hà Nội nhập học, 3 đứa em gái mắt nhòa nước, vừa mừng vừa tủi thân, còn mẹ tôi rưng rưng chạy vào chạy ra dúi cho tôi khi thì bắp ngô, khi thì quả ổi để mang đi đường...

Không phụ lòng gia đình, một năm qua tôi chỉ biết học và học. Chính điều này đã làm tôi bây giờ rơi vào thế khốn khó, khi mà gia đình tôi sau một năm đầy nỗ lực dành hết cho tôi ăn học ở Hà Nội thì giờ bắt đầu đuối. Bố tôi già hơn, những vết thương cũ hồi bị tai nạn đã trở về hành hạ làm bố không thể tiếp tục nhận hàng về. Bà nội tôi thì đã đến lúc gần đất xa trời, bà giờ chỉ nằm một chỗ và cần hẳn một nhân lực để phục vụ. Đứa em học lớp 2 của tôi bây giờ lên lớp 3 cũng đang đứng trước nguy cơ phải bỏ học về trông bà.

Bố mẹ tôi không nói cho tôi biết những điều này, nhưng là người con của gia đình có lẽ nào tôi lại không biết. Đã 3 tháng nay tôi chưa đóng tiền nhà, vì hôm về Tết tôi tính xin tiền bố mẹ để đóng nhưng chứng kiến nhà mình suốt Tết chỉ ăn cơm với cá kho, tôi lại ngậm ngùi đi lên trường với tay không. Khi tôi đi, mẹ dúi cho tôi 900 ngàn và rơm rớm nước mắt hứa sẽ gửi lên sớm cho tôi. Chừng đó tiền tôi đã đóng tiền học và chi tiêu ăn uống hết từ lâu. Nhưng hôm qua, qua người bạn vừa về quê lên trường, tôi được biết em tôi đang học lớp 3 đã phải bỏ học.

Tôi cũng muốn bỏ học vô cùng. Nhưng tôi là niềm tự hào của bố mẹ. Bố mẹ tôi từng nói, dù có ăn cháo cầm hơi cũng phải cho tôi có được tấm bằng đại học, và không ngừng động viên tôi phải cố gắng. Thực sự thì một năm qua tôi đã cố gắng rất nhiều và kết quả học tập thật không tệ.

Một đêm trắng suy nghĩ vì thương em gái, sáng nay bà chủ nhà lại lần thứ 3 trong tuần đòi tôi tiền nhà. Bà ấy nói nếu trong ngày mai tôi không có tiền thì ra đường mà ở. Tôi đã khóc. Người con trai như tôi đã bật khóc trước mặt bà chủ và xin cho tôi có cơ hội được tiếp tục thực hiện khát vọng của bố mẹ tôi. Ngay khi tôi rơi nước mắt, bà chủ đã ôm tôi vào lòng và vỗ về. Tuy nhiên khi tôi ngừng khóc, đẩy bà chủ ra bà vẫn ôm lấy chặt lấy tôi không rời và nói trong thổn thức câu nói mà đến lúc này đây tôi vẫn thấy gai hết da thịt: "Vậy hãy lên nhà ở luôn với chị đi, chị sẽ nuôi em ăn học".

Tôi sợ hành động thở dốc mãnh liệt của bà chủ. Ảnh minh họa
Tôi sợ hành động thở dốc mãnh liệt của bà chủ. Ảnh minh họa.

Nói thêm là bà chủ tôi là người phụ nữ chắc vừa qua tuổi 50, tôi cũng không hỏi tuổi bà bao giờ. Nghe thông tin thì chồng bà đã bỏ bà đi vào Nam với người phụ nữ khác khi bà mới 30 tuổi. Sau đó bà có quan hệ qua lại với một người đàn ông, nhưng 2 năm gần đây sau khi gia đình người đàn ông đó phát hiện, vợ con ông già đó đã đánh ghen và mối quan hệ kết thúc. Con gái bà chủ với người chồng đầu đi lấy chồng tận Lâm Đồng từ nhiều năm nay.

Trở lại với sự việc lúc đó. Tôi rất sợ khi nghe bà chủ nói như vậy nhưng nó như là một bầu trời bị mây che kín bỗng toang ánh sáng. Tôi lại có cơ hội để học hành sao? Tôi không phải lo tiền ăn, tiền ở, tiền học? Tôi không phải rút đi những đồng bạc chắt chiu xương máu của bố mẹ? Nếu có thể dành dụm, tôi còn giúp được gia đình?

Những ý nghĩ mơ hồ nhưng đầy sung sướng đó làm tôi lịm đi, quên mất cả tiếng thở đầy bản năng và bàn tay bà chủ đang mỗi lúc một mạnh dạn lần mò trên cơ thể tôi. Tôi chỉ giật mình khi nghe tiếng bà chủ thở dốc và ép tôi xuống ghế. Hoảng hốt, tôi đẩy bà ra và lắp bắp “không, không”.

Bà chủ bị sức đẩy của người giật mình tỉnh khỏi cơn mê như tôi đẩy bay ra nhà. Sau phút ngơ ngác, dường như có chút tẽn tò bà đứng phắt ngay dậy nói với tôi: “Cậu chọn đi, một là lên nhà (nhà chính, nhà của bà) ở luôn với tôi cho tiện, tôi dành phòng này cho người khác thuê bù vào. Hai là trả tiền và trả phòng ngay lập tức trong chiều nay. Nếu không trả được tiền tôi báo lên nhà trường là cậu quỵt tiền cho họ giải quyết”. Nói đoạn, bà phủi áo đi lên nhà.

Chỉ một mình tôi ngơ ngác ngồi đây. Tôi phải làm sao đây? Khát vọng có đứa con trưởng thành của bố mẹ đã ăn sâu vào tôi. Niềm hi vọng của gia đình đã từ lâu tôi dặn lòng gánh vác. Nhưng tiếp tục thì lấy đâu ra tiền. Nặn túi bố mẹ đã đau lòng lắm rồi, huống hồ giờ có nặn cũng không thể có. Bố mẹ tôi chỉ còn đôi vai gầy và đôi mắt trũng sâu, chỉ lấp lánh lên mỗi khi kể về đứa con đang học đại học ở Hà Nội.

Tôi đã nghĩ. Đúng. Tôi có thể thỏa hiệp. Có thể bán mình. Có ai biết đâu. Có làm hại ai đâu. Tôi chỉ cần hoàn thành niềm hy vọng của bố mẹ. Tôi sẽ có chỗ ăn chỗ ở và chỉ chuyên tâm học thành tài. Tôi có thể… ngủ với bà chủ mỗi ngày…

Nhưng tôi sợ. Tôi chưa một lần yêu. Tôi muốn dành tình yêu và sự nồng nhiêt của tôi cho người con gái của đời tôi. Tôi sợ hành động thở dốc mãnh liệt của bà chủ. Nhưng tôi không biết làm sao? Có ai đó giúp tôi gỡ rối cuộc đời?

Theo Giáo dục Việt Nam

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.