Kiên Giang khởi động Hành trình Đỏ sôi nổi sau dịch COVID-19

TPO - Hành trình Đỏ chính thức được khởi động qua 42 tỉnh thành trên cả nước trong thời gian 2 tháng. Và Kiên Giang là địa phương đầu tiên trên cả nước mở đầu cho chuỗi hoạt động ý nghĩa này để cung cấp lượng máu phục vụ nhu cầu chữa bệnh.  
Kiên Giang khởi động Hành trình Đỏ sôi nổi sau dịch COVID-19 ảnh 1

Kiên Giang mở màn cho Hành trình đỏ 


Ngày hội hiến máu đầu tiên của Hành trình Đỏ 2020 chính thức khởi động tại tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là ngày hội mở màn cho Hành trình Đỏ Kiên Giang 2020, kéo dài trong thời gian 2 tháng đi qua 42 tỉnh, thành trên cả nước.

Năm 2020 là năm thứ hai liên tiếp tỉnh Kiên Giang được chọn là địa phương tổ chức mô hình Hành trình Đỏ xuyên qua các huyện. Theo đó, một chuỗi các sự kiện sẽ diễn ra tại Hành trình Đỏ xuyên Kiên Giang như: thăm viếng đền thờ anh hùng, nghĩa trang liệt sĩ, diễu hành tuyên truyền, vận động người dân hiến máu và tổ chức các ngày hội hiến máu tập trung tại mỗi huyện mà đoàn hành trình đi qua. Cụ thể, chuỗi hoạt động Hành trình Đỏ Kiên Giang 2020 lần lượt diễn ra từ ngày 07/6 – 26/6 với 4 ngày hội hiến máu lớn tại các huyện, thành phố trên địa bàn: Giồng Riềng (07/6), Rạch Giá (13/6), Gò Quao (14/6) và An Biên (26/6); dự kiến thu về hơn 1.500 đơn vị máu.

Kiên Giang khởi động Hành trình Đỏ sôi nổi sau dịch COVID-19 ảnh 2 Tình nguyện viên 


Tình hình dịch CCOVID-19 đang dần đi vào ổn định, tuy nhiên Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện Kiên Giang thực thi bám sát kế hoạch tổ chức an toàn, hiệu quả từ Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu quốc gia; do đó, người dân địa phương hoàn toàn yên tâm tham gia hiến máu.

Ở ngày hội tổ chức hiến máu đầu tiên tại huyện Giồng Riềng vào ngày 7/6, ban tổ chức  thu được 476 đơn vị máu, vượt chỉ tiêu hơn 100 đơn vị máu.

Kiên Giang khởi động Hành trình Đỏ sôi nổi sau dịch COVID-19 ảnh 3 Ông Trần Nam Quân 


Mặc dù đã bước qua tuổi 62, ông Trần Nam Quân (ngụ huyện Giồng Riềng) vẫn hăng hái đến ngày hội đăng ký tham gia hiến máu. Theo ông Quân, có nhiều cách để giúp người, ai có điều kiện thì góp tiền, góp của; ai có sức thì góp sức. Riêng ông, có sức khỏe thì hãy chia sẻ sức khỏe của mình với cộng đồng. Bởi sức khỏe là thứ không thể bán mua, đặc biệt đối với máu càng khó vì không thể sản xuất được. “Tôi không quan trọng chuyện tuổi tác, miễn là còn đủ sức khỏe thì cứ đi hiến máu cứu người”. Tính kể cả ngày lần hiến máu sáng nay, ông đã đánh dấu con số 78 lần.

Kiên Giang khởi động Hành trình Đỏ sôi nổi sau dịch COVID-19 ảnh 4 Quang cảnh ngày hội hiến máu 


Cũng như ông Quân, ông Đoàn Nhơn (ấp Bình Quang, xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng) không hề do dự khi quyết định tiếp tục hiến máu ở tuổi 61. Ông Nhơn quan niệm “Cứu 1 mạng người hơn xây 7 tòa tháp”. Chính vì lẽ đó, ông chẳng chút ngần ngại vận động người thân và người dân địa phương cùng đến tham gia ngày hội.

Chương trình do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động HMTN, Công ty Cổ phần VTV Corp và Ban Chỉ đạo Vận động HMTN, Hội Chữ thập đỏ 42 tỉnh/thành phố tổ chức thực hiện.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.