Không được kinh doanh qua mạng vì chưa đủ 16 tuổi

Kinh doanh mứt ở tuổi 14

Kinh doanh mứt ở tuổi 14
TP - Vốn mê ăn mứt từ nhỏ, tám tuổi, Fraser Doherty, người Scotland đã kiếm được tiền tiêu vặt mà không phải xin bố mẹ nhờ món mứt gia truyền. Năm 14 tuổi, Fraser bắt đầu kinh doanh mứt.

Câu chuyện bắt đầu từ người ông của Fraser Doherty. Khi ông dạy bí quyết làm mứt, ngay lập tức, trong đầu Fraser nảy ra ý nghĩ: “Tại sao mình không làm mứt và mang đến tận nhà bán cho mọi người nhỉ?”. 

Tiếng lành đồn xa, lúc đầu chỉ là những người hàng xóm nếm thử và tấm tắc khen. Chẳng bao lâu sau, cậu bé đóng tới 1.000 lọ mứt mỗi tuần, phục vụ đủ cho nhu cầu của chợ nông trang và các cửa hàng quanh vùng.

“Xưởng sản xuất” chỉ là gian bếp ở nhà Fraser Doherty. Cậu mải miết làm việc 16 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần

Không được kinh doanh qua mạng vì chưa đủ 16 tuổi

Đương nhiên, một phần thành công của Fraser nhờ kinh nghiệm bán hàng trước đó. Cậu từng bán giò hun khói theo kiểu mang tới tận nhà trong vòng hai năm, và còn được nhận danh hiệu “người bán hàng giỏi nhất Edinburgh” trước khi bắt tay vào việc kinh doanh mứt.

Năm 2004, mới 15 tuổi, Fraser đã giành giải thưởng “Nhà doanh nghiệp trẻ” của Anh (Enterprising Young Brit award).

Cậu gặp phải một số khó khăn như không có quyền tham gia tổ chức kinh doanh qua mạng vì... chưa tới tuổi 16. Nhưng không vì thế mà Fraser nản chí.

Nhận thấy thị trường mứt hoa quả đang có chiều hướng giảm sút, Fraser quyết phải chiếm được một lượng khách hàng nhất định bằng cách tung ra sản phẩm mới.

“Có lẽ, điều khó nhất tôi làm được cho tới giờ là tìm cách làm ra loại mứt không dùng đường” - Fraser thổ lộ. “Mất cả bốn tháng trời ròng rã nghiên cứu và mày mò, tôi nghĩ ra được một loại mứt hoa quả có vị  ngọt tự nhiên chứ không phải do đường”.

Lúc đầu, Fraser sử dụng những loại quả vốn ngọt sẵn như dâu tây. Sau đó, Fraser thấy rằng cần dùng nước ngọt của nho để thay vị ngọt của đường trong các loại mứt khác nhau.

Mứt không đường - sản phẩm tiềm năng lớn

Bước ngoặt mới của Fraser mở ra khi một số siêu thị thuộc hệ thống Waitrose bắt đầu được khai trương tại Edinburgh. Fraser tìm cách gặp nhân viên thu mua mứt của siêu thị và giới thiệu về mặt hàng của mình.

Kinh doanh mứt ở tuổi 14 ảnh 1Bất kỳ ai cũng đều có thể làm được điều tôi đã làm, chỉ cần nhiệt huyết, quyết tâm và một chút trí tưởng tượng. Bạn chẳng cần phải phát minh xe đạp, những công việc kinh doanh thành công nhất thường bắt nguồn từ ý tưởng hết sức giản đơn. Tôi chẳng hạn, tôi nghĩ ra loại mứt không đường vào một buổi tối ngoài bếp, chỉ với một gói đường và hai cân camKinh doanh mứt ở tuổi 14 ảnh 2 - Fraser Doherty

Ngạc nhiên về chất lượng hoàn toàn mới của loại mứt do Fraser làm ra, nhân viên Waitrose khuyên anh nên đóng gói cẩn thận, có mác in đẹp đẽ ngoài lọ và tìm nơi sản xuất với số lượng lớn. Và thế là, Fraser quyết định ở nhà một năm sau khi tốt nghiệp phổ thông để thực hiện dự án.

Anh tìm được một nhà máy nhận sản xuất mứt và một hãng quảng cáo trong vùng để thiết kế bao bì hoàn toàn miễn phí. Cả quá trình sản xuất được ghi hình và phát trên kênh phim tài liệu số 4 của Scotland. Đây là một dịp tuyệt vời để “lăng xê” sản phẩm độc đáo của Fraser Doherty.

Ở một đất nước mà có tới 2/3 số dân bị mắc chứng béo phì hoặc có xu hướng quá cân như Scotland, loại thực phẩm lành mạnh này đương nhiên rất có tiềm năng.

Các cửa hàng siêu thị lớn ở Anh và Ireland lập tức thông báo ngay với Fraser Doherty rằng, họ định mua dự trữ với số lượng lớn loại mứt này, nếu anh đáp ứng đủ nhu cầu. Đối với Fraser, tin này vừa là một sự thành công, lại vừa là thử thách không nhỏ.

Thế là, mứt không đường ra đời năm 2006. Đó cũng là lúc Fraser thi vào trường tổng hợp mang tên University of Strathclyde tại Glasgow (Scotland).

Hiện anh là sinh viên khoa kinh doanh và kế toán. Anh dự định, nếu công việc kinh doanh quá căng thẳng, sẽ không ngần ngại xin nghỉ tạm vài năm ở trường, để tập trung vào giải quyết việc sản xuất và tiêu thụ mứt không đường.

Fraser Doherty nhận giải thưởng “Doanh nghiệp sinh viên toàn cầu” vào năm 2007.

Hiện các loại mứt của công ty SuperJam do Fraser Doherty lập ra có bán tại 300 cửa hàng khác nhau khắp nước Anh.

Fraser còn mở chương trình hoạt động từ thiện có tên SuperJam Tea Parties, chuyên phục vụ chè và mứt cho những người sống đơn côi hoặc các nhà dưỡng lão, kèm các tiết mục giải trí bằng âm nhạc, múa hát.

Năm 2008, doanh thu của công ty là 1,2 triệu đô la Mỹ, tăng 60% so với năm 2007.

MỚI - NÓNG