Làm quen với văn hóa công sở

Làm quen với văn hóa công sở
TPO - Tọa đàm Làm quen với văn hóa công sở diễn ra sáng 26/4 tiếp tục đem đến cho sinh viên những hiểu biết mới về văn hóa công sở, cũng như phong cách làm việc của các Cty lớn tại Việt Nam.

Theo tiến trình của chuỗi Công sở tương lai, sau khi vượt qua test tuyển dụng, văn hóa công sở sẽ là vấn đề tiếp theo các ứng viên cần quan tâm.

Nếu trước kia, năng lực là yếu tố hàng đầu trong tuyển dụng thì nay, các Cty lại hết sức chú trọng đến sự phù hợp của ứng viên với văn hóa Cty.

Tham gia tọa đàm là các diễn giả đến từ VieclamBank, Unilever và FPT, đại diện cho 3 mô hình văn hóa Cty: Mô hình Cty Nhật Bản đề cao tính kỷ luật, mô hình tập đoàn đa quốc gia coi trọng sự gắn kết và mô hình Cty Việt Nam phát triển cá nhân.

Các diễn giả nhấn mạnh: Văn hóa Cty luôn được thể hiện trên mọi phương diện, từ logo, slogan đến trang phục, cách giao tiếp, mối quan hệ giữa các nhân viên và nhân viên với quản lý.

Mỗi Cty có nét văn hóa công sở riêng để phân biệt với các Cty khác, đồng thời văn hóa trong Cty cũng là sợi dây kết nối tất cả các thành viên lại với nhau.

Làm quen với văn hóa công sở ảnh 1
Các diễn giả (từ trái qua phải): Nguyễn Hà Hưng - Chuyên viên tư vấn mạng tuyển dụng VieclamBank (mặc complet); Hoàng Thị Tú Mai - Phụ trách nhân sự Cty Unilever Hà Nội; Trương Quí Hải - Tổng thư ký Tổng hội FPT.

Anh Trương Quí Hải - Đại diện cho FPT - chia sẻ những nét văn hóa thú vị: “Giá trị cao nhất ở FPT là nghĩa tình anh em, sau đó mới là cái tôi 360 độ. Nhiệm vụ của một ông “sếp” là làm cho anh em cười và thanh toán hóa đơn sau mỗi cuộc nhậu.”

Ngoài việc có thêm nhiều thông tin bổ ích về phong cách làm việc của các Cty lớn, cuối buổi tọa đàm, các bạn sinh viên còn được thử sức với một số tình huống tuyển dụng có thực, trong đó sự phù hợp về văn hóa là yếu tố hàng đầu, được coi trọng hơn cả năng lực và kinh nghiệm.

Buổi tọa đàm đã thu hút cả các bạn SV năm thứ 2, 3 của nhiều trường đại học trong Hà Nội.

Môi trường gần gũi là yếu tố hấp dẫn sinh viên

Nguyễn Thị Như Quỳnh - SV năm 4 khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại Thương (1 trong 10 thí sinh đạt điểm cao sau vòng test tuyển dụng):

Đối với sinh viên mới ra trường, quan trọng nhất là cơ hội được trở thành một thành viên của Cty. Đó không chỉ là cơ hội làm việc mà còn là cơ hội thể hiện mình và được học hỏi. Nếu lựa chọn được môi trường văn hóa phù hợp, chúng em có thể làm việc hiệu quả hơn.

Đỗ Thu Trang - SV năm 4 khoa Đông Phương học, ĐH KHXH&NV :

Em học tiếng Nhật nên mong muốn được vào làm tại một Cty Nhật Bản. Mặc dù mọi người nói, làm việc cho Cty Nhật sẽ bị gò bó bởi nhiều nguyên tắc, nhưng đó lại là một trong những yếu tố giúp các Cty Nhật Bản phát triển. Vì vậy, em nghĩ chúng ta nên học tập họ.

Mặt khác, văn hóa công sở ở Nhật cũng chú trọng vào xây dựng mối quan hệ thân mật như gia đình giữa các nhân viên, do đó mọi người có cơ hội để làm việc cũng như chia sẻ tình cảm với nhau.

Thanh Trà

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.