Lao động tu nghiệp Nhật giảm mạnh

Lao động tu nghiệp Nhật giảm mạnh
TP - Ông Lê Văn Thanh - Tham tán, Trưởng ban Quản lý Lao động, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết, sáu tháng đầu năm 2009, lượng tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam sang Nhật giảm trên một phần mười so với cùng kỳ năm 2008, mức giảm kỷ lục.
Lao động tu nghiệp Nhật giảm mạnh ảnh 1
Tu nghiệp sinh Việt Nam tại một nhà máy ở Nhật Bản. Ảnh: Phạm Dũng

Ông Thanh cho biết, TNS Việt Nam sang Nhật Bản giảm mạnh là do quốc gia này bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (40 phần trăm GDP phụ thuộc xuất khẩu) nên nhu cầu tiếp nhận TNS sụt giảm.

Năm 2005, Việt Nam đưa 4.371 người sang tu nghiệp tại Nhật (tăng 28,5 phần trăm). Sáu tháng đầu năm 2009, số lượng TNS Việt Nam sang Nhật đạt 2.770 người, giảm 13,4 phần trăm.

Hiện, lao động Việt Nam tu nghiệp tại Nhật khoảng 16.740 người; trong đó, thực tập sinh (TTS) là 6.740 người. TNS Việt Nam tại Nhật Bản tu nghiệp, làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực dệt, may, điện tử, cơ khí, chế biến, xây dựng, thủy sản... tại hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng Gifu, Konto, Kansai, Aichi, Hiroshima.

Theo ông Thanh, thu nhập bình quân của TNS Việt Nam khoảng 700 - 1.100 USD/tháng; có trường hợp thu 1.700 USD/tháng.

Nhức nhối

Ông Thanh cho rằng, qua hơn 15 năm thực hiện chương trình tu nghiệp, số lượng TNS Việt Nam sang Nhật chưa tương xứng với khả năng đáp ứng của ta và nhu cầu tiếp nhận thực tế của Nhật Bản. Hiện, chương trình TNS đang đối mặt vấn nạn nhức nhối là TNS Việt Nam tại Nhật Bản, ăn cắp tại các siêu thị.

Bên cạnh đó, TNS bỏ trốn, ra ngoài sống bất hợp pháp còn cao khiến nhiều xí nghiệp, nghiệp đoàn ngần ngại khi tiếp nhận TNS Việt Nam.

Gần 1.000 lượt kỹ sư, kỹ thuật viên sang Nhật

Ngoài chương trình tu nghiệp, Việt Nam cũng bắt đầu đưa kỹ sư công nghệ thông tin, công nghệ mới, kỹ thuật viên tin học sang làm việc tại Nhật.

Đến nay, có gần 1.000 lượt kỹ sư và kỹ thuật viên sang Nhật làm việc. Số này phần lớn đi theo hợp đồng cá nhân, một số ít đi qua doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động.

Theo ông Thanh, gần đây, tỷ lệ TNS Việt Nam bỏ trốn có giảm nhưng so sánh với các nước đưa TNS sang Nhật thì tỷ lệ vẫn khá cao (hai phần trăm).

Tăng chất và lượng: cách nào?

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ – TB&XH) cho rằng, để tăng cường đưa TNS sang Nhật Bản, các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận và nắm vững chương trình tiếp nhận TNS và thực tập sinh nước ngoài của Nhật Bản. Chủ động thâm nhập, củng cố và mở rộng thị trường phái cử TNS Việt Nam sang Nhật; thường xuyên tiếp xúc với các tổ chức tiếp nhận.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chủ động tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức tiếp nhận Nhật Bản. Chú trọng công tác quản lý TNS, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tiếp nhận Nhật Bản trong việc xử lý các phát sinh, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và TNS Việt Nam. 

Hơn 40.000 người đi tu nghiệp tại Nhật

Ông Nguyễn Thanh Hòa - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Việt Nam bắt đầu đưa tu nghiệp sinh (TNS) sang Nhật theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật từ năm 1992. Đến nay, đã có hơn 40 nghìn TNS được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản.

Hiện, có 99 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được phép đưa TNS và lao động Việt Nam sang Nhật.

Ngoài ra, còn có hàng chục Cty, xí nghiệp tại Việt Nam là các Cty con, Cty liên doanh, Cty có vốn đầu tư của Nhật trực tiếp phái cử người lao động sang Nhật tu nghiệp và thực tập kỹ thuật với thời gian từ sáu đến chín tháng.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.