Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong

TPO - Đều đặn vào chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần, gần 30 học viên là người dân ở cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) tạm gác lại việc nhà rồi kéo nhau, người bơi xuồng, chạy ghe ra bè cá của ông Bảy Bon giữa sông Hậu (cuối nguồn sông Mekong) để học tiếng Anh.  
Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 1
  
Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 2 Người dân chạy ghe ra sông Hậu học tiếng Anh. - Ảnh: Hòa Hội      


Khoảng 5 năm nay, cồn Sơn nổi lên như hiện tượng ở ĐBSCL về phát triển du lịch cộng đồng. Mỗi năm đón hàng chục nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng sông nước, cũng như tình người chân chất, thật thà của người dân xứ cồn.

Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 3   Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 4

Cồn rộng khoảng 70 ha với trên dưới 100 nóc gia, trên cồn không có tiếng xe máy, nhà này cách nhà kia khá xa. Cuộc sống chủ yếu là ruộng, vườn cây ao cá xanh mướt quanh năm. Cuộc sống giản dị, đùm bọc giúp đỡ nhau, chân chất với giọng nói gặt miền Tây Nam Bộ.  

Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 5

Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 6


Đến lớp, họ mang theo bút viết và cả trái cây, buồng chuối, mớ rau nhà mình trồng... để tặng thầy cô giáo. Trên bè rộng vài chục mét vuông đênh đênh trên mặt nước giữa sông Hậu. Người trẻ ngồi xen với người lớn tuổi, luôn rộn ràng tiếng nói cười, đánh vần, giới thiệu tên tuổi,...

Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 7

Bà Tám Loan năm nay 60 tuổi, người gầy nhom chăm chú đánh vần từng chữ vẻ khó khăn nhưng với sự trợ giúp của cô giáo, bà cũng đã giới thiệu được tên mình bằng tiếng Anh. Bà nổi tiếng là shipper già nổi tiếng ở cồn, mỉm cười nói: "Trước giờ làm lụng vất vả, chở thức ăn từ nhà này đến nhà khác chứ có nói tiếng Anh gì đâu, gặp khách nước ngoài chỉ biết cười cái rồi bắt tay. Bây giờ nói giọng cứng ngắc, mắc cỡ nhưng thấy vui".

Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 8

Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 9

Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 10


Ngồi bên cạnh, chị Hiền cùng con gái 8 tuổi cũng chăm chú nghe cô giáo dạy. Chị cho biết, vừa chuẩn bị cơm nước cho cha chồng xong hết rồi mới cùng con gái bơi xuồng đến đây học. "Trước giờ phục vụ khách du lịch nước ngoài mà chỉ nói vỏn vẹn được câu "Hello" rồi giơ tay chào chứ thêm câu nữa không nói được, còn lại là hướng dẫn viên họ nói thay mình."

Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 11   Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 12
Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 13


Sở dĩ gọi lớp học này đặc biệt là bởi vì người học không phân biệt độ tuổi, lớn nhất 60 tuổi, nhỏ nhất 8, có người đi cả gia đình, 2 mẹ con hoặc cả vợ chồng cùng học. Họ học với mục tiêu có thêm ít kiến thức để giao tiếp với khách nước ngoài khi đến cồn Sơn. 

Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 14   Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 15
Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 16


Thầy Tạ Minh Khôi, Giám đốc Trung tâm Anh ngữ đặc biệt này ở Cần Thơ (đơn vị hỗ trợ miễn phí cho lớp học) cho biết, tuy gặp khó khăn do nhiều độ tuổi và công việc họ bận rộn nhưng bù lại tinh thần học tập của người dân rất hăng say. "Chúng tôi kỳ vọng qua lớp học này chính người dân ở cồn sẽ giới thiệu cơ bản nét văn hóa, những sản phẩm mà gia đình mình có cho du khách để góp phần phát triển du lịch cồn Sơn nói riêng và thành phố nói chung", thầy Khôi nói.  


Lớp học đặc biệt ở cuối nguồn Mekong ảnh 17


Theo thầy Khôi, lớp học dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian 16 buổi (2 tháng) tuy nhiên, nếu người dân có nhu cầu thì trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ kéo dài thêm.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.