Luật Thanh niên : Bước tiến mới vì sự phát triển của giới trẻ

Luật Thanh niên : Bước tiến mới vì sự phát triển của giới trẻ
Chiều nay (31/3), ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Thanh niên, dự án Luật quan trọng đối với sự phát triển thanh niên.

Phóng viên Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với ông Chu Xuân Việt, Tổng thư ký ủy ban  Quốc gia về thanh niên Việt Nam, ủy viên thường trực Ban soạn thảo về một số vấn đề trong xây dựng Luật Thanh niên. Ông Chu Xuân Việt cho biết:

- Xây dựng Luật TN nhằm chăm lo sự phát triển của TN, phát huy tính xung kích sáng tạo của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ TN được phát triển toàn diện và lành mạnh, đồng thời đề cao trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, xã hội, gia đình và chính bản thân họ. Dự thảo Luật TN quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên. Chính sách đối với thanh niên đặc thù (thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên thực hiện nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm…); chính sách với tài năng trẻ, trí thức trẻ, thanh niên xung phong, TN có hoàn cảnh đặc biệt. Luật quy định việc quy hoạch, đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho hoạt động thanh niên. Luật TN ra đời còn tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của Đoàn, của Hội và các tổ chức thanh niên. 

Mất cả chục năm xây dựng Luật Thanh niên, điều đó nói lên những khó khăn không nhỏ mà cơ quan soạn thảo phải vượt qua?

Dự thảo Luật TN gồm 6 chương, 37 điều gồm: Những quy định chung; Trách nhiệm TN; Quyền và trách nhiệm của TN; Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với TN; Tổ chức TN; Điều khoản thi hành.

Nhiều ý kiến đặt ra là Luật TN có “nhắc lại” nhiều Luật khác? Luật TN không có chế tài? Quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên nếu không nêu những vấn đề mà Luật khác đã quy định thì liệu có sợ thiếu?...Ngay như việc xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thanh niên cũng không đơn giản. Luật này là Luật đối tượng nên liên quan đến rất nhiều quy định khác của pháp luật. Vấn đề đặt ra là làm sao để không trùng lắp với các Luật khác mà vẫn đáp ứng được yêu cầu phát huy, bồi dưỡng thanh niên.

Ví dụ, ngay tại một số văn bản có tính pháp quy của Việt Nam, quy định về tuổi của thanh niên có nhiều thay đổi, có lúc là từ 18-24 tuổi, lúc là 16-26 tuổi, 16-28 tuổi và bây giờ là 15-30 tuổi. Dự thảo Luật TN của chúng ta lần này quy định tuổi TN từ 16-30 sau khi đã cân nhắc nhiều yếu tố có tính thực tiễn và khoa học. Ban Soạn thảo xác định xây dựng Luật TN là chúng ta xây dựng Luật khung, có tính quy định chung. Những vấn đề gì cần chi tiết thì sẽ cố gắng cụ thể hóa. Luật TN của nhiều nước cũng không có chế tài.

Nếu Luật Thanh niên được QH thông qua vào kỳ họp cuối năm thì việc đưa luật vào cuộc sống sẽ được triển khai như thế nào?

Việc đưa Luật vào cuộc sống được Ban soạn thảo tính đến trong cả quá trình xây dựng. ủy ban Quốc gia về thanh niên, TW Đoàn đã chuẩn bị cho việc đưa Luật TN vào cuộc sống như tính đến các văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá các điều khoản, tuyên truyền phổ biến cho đông đảo đoàn viên, thanh niên...      

MỚI - NÓNG