Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn ở vùng sâu, vùng xa

TP - Có thực tế cần nhìn nhận đó là chất lượng tổ chức Đoàn và đoàn viên tại nhiều địa phương ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực sự cao và ở nhiều nơi chưa là chỗ dựa vững chắc cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).

Tôi lấy một ví dụ thực tế ở quê tôi, một địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Chư Jút, chiếm tới 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Năm kia, Đoàn xã tổ chức đại hội, nhân thể nhắc lại khẩu hiệu hành động của thanh niên do T.Ư Đoàn phát động là “Thanh niên Việt Nam xây hoài bão lớn, đoàn kết, xung kích, sáng tạo, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, trong đó có  phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Lúc đó, ai cũng chú ý lắng nghe, nhưng chỉ hôm sau, nhiều người ngơ ngác không nhớ được nội dung của 5 xung kích và 4 đồng hành như thế nào nữa. Vấn đề này, lẽ ra Đoàn xã cần soạn thảo lại nội dung và photo cho mỗi người một bản để họ mang về xem đi, xem lại mới nhập tâm.

Với phong trào 5 xung kích đã nói ở trên, việc xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng hay xung kích lao động sáng tạo thì mọi thanh niên đều sẵn sàng và có thể làm được, nhưng việc xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xung kích thực hiện cải cách hành chính và xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế thì phải có người tiến cử hoặc có tổ chức mới “xung” được. Trong vấn đề này, cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải phân tích cho ĐVTN hiểu rõ để họ khỏi ngỡ ngàng khi có phong trào mà không được tham gia.

Tóm lại: Muốn tổ chức Đoàn vững mạnh, cán bộ trong ban chấp hành Đoàn phải là những người thực sự tiêu biểu về phẩm chất, trí tuệ, đủ sức đảm nhận vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên, có khả năng tập hợp thanh niên và được thanh niên tín nhiệm. Bởi, trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cán bộ Đoàn không thể nói và “chỉ tay năm ngón” mà phải năng động, nhận thức đúng tình hình và nhiệm vụ, dám đảm đương những việc khó, nơi khó; chấp nhận mọi gian nan, thách thức để ĐVTN noi theo.

Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng đoàn viên, thanh niên, tổ chức Đoàn ngoài việc giáo dục chính trị, tư tưởng cách mạng… cần phải kết hợp với các cấp, các ngành trong địa phương chăm lo các quyền và lợi ích chính đáng của thanh niên; phát huy vai trò, khả năng sáng tạo của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mở rộng các hình thức sinh hoạt, học tập để mọi người xác định rõ trách nhiệm của mình trước yêu cầu và nhiệm vụ của đất nước; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, ý chí chiến thắng đói nghèo, lạc hậu.

Phạm Hoàng Minh 
(Số 200, xã Đăk Drông, 
huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông)

Bài viết cho diễn đàn gửi về email: hienkeguidoan@gmail.com hoặc Ban Thanh niên, báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội (trên bì thư ghi Bài tham dự diễn đàn “Hiến kế gửi Đoàn”). Các bài viết được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của báo Tiền Phong. Với những bài hiến kế hay, xuất sắc, Ban Biên tập báo Tiền Phong sẽ dành tặng những phần quà hấp dẫn, có giá trị khi tổng kết diễn đàn vào cuối năm 2016.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.