Nghệ thuật lắng nghe

Nghệ thuật lắng nghe
TP - Pfeelippus Chesterfield, nhà hoạt động quốc gia và nhà văn Anh từng nói: “Đừng bao giờ tỏ ra thông minh và hiểu biết hơn người đang nói chuyện với mình”.

Trong kinh doanh, việc biết lắng nghe đồng nghiệp hay khách hàng là cực kỳ quan trọng.

Một cuộc thăm dò ý kiến 1.500 nhân viên các công ty lớn của châu Âu cho thấy rằng 93% trong số họ coi khả năng biết lắng nghe đồng nghiệp và người dưới quyền là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu đối với người lãnh đạo.

Thậm chí biết lắng nghe còn quan trọng hơn là biết đưa ra các quyết định đúng đắn trong công việc.

Một điều bạn luôn phải lưu tâm đến là không bao giờ cắt lời người khác. Trên thực tế, rất nhiều người nghe hết ý kiến của người đối thoại thì lại hóa ra bạn và người đó hoàn toàn cùng có chung một quan điểm. Đừng vội vã, hãy ôn tồn lắng nghe đến phút chót.

Trong khi bàn luận, một doanh nhân có giáo dục sẽ không ngậm bút chì hay xỉa răng bằng que diêm. Thường người ta còn bỏ điếu thuốc đang hút dở xuống rồi bắt đầu câu chuyện. Ho hay hắt xì hơi thì phải dùng tay che miệng, còn người đối diện thì tế nhị làm như không thấy gì.

Trong khi nói chuyện, bao giờ cũng nên nhìn thẳng vào mắt người đối thoại, bằng không coi như bạn không tôn trọng người ta. Nên thỉnh thoảng gật đầu để tỏ sự quan tâm với câu chuyện.

Và cuối cùng, ngay cả khi tranh cãi kịch liệt nhất, bạn cũng có thể mỉm cười với người đối thoại. Nụ cười thân thiện làm dịu lại mọi tình huống, thế thì tại sao chúng ta tiết kiệm nhỉ? Nhưng không phải là cười to với mục đích chế giễu người khác, ai mà biết được, biết đâu chính ta đang lầm lẫn?

MỚI - NÓNG