Nghề làm móng 'đặt hai chân' vào Hà Nội

Nghề làm móng 'đặt hai chân' vào Hà Nội
Chỉ với một sợi tóc nhỏ xíu, một chút sơn mầu cùng bàn tay khéo léo, cần mẫn mà móng tay, móng chân của khách hàng bỗng chốc trở thành một tác phẩm nghệ thuật (nail art). Nghề làm móng (nail) đang trở thành nghề “hot” ở Hà Nội.
Nghề làm móng 'đặt hai chân' vào Hà Nội ảnh 1

Một tiệm chăm sóc móng ở Hà Nội - Ảnh: NetLife

Chăm sóc móng chuyên nghiệp

Ở các nước Âu - Mỹ, nghề làm nail đã phát triển mạnh mẽ từ lâu và cho đến nay nó đã trở thành một trong những dich vụ cao cấp. Lương trung bình cho mỗi  thợ vào khoảng 18.000 USD/ năm (khoảng 280 triệu VND/ năm).

Ở nước ta, nghề làm móng cũng sớm thịnh hành tại TP Hồ Chí Minh với các Salon chăm sóc khách hàng cực tốt. Nhưng ở Hà Nội, đến hai năm gần đây nghề làm móng mới thực sự phát, đặc biệt trong thời điểm hiện tại. Nghề này đã "đặt cả hai chân" trên các con phố Nguyễn Hữu Huân, Ngô Văn Sở, Phan Đình Phùng, Cầu Gỗ, Thợ Nhuộm...

Ban đầu, thợ làm đầu kiêm luôn cả làm nail. Khách hàng muốn chăm sóc móng thì phải tìm đến các quán gội đầu hay các quán trang điểm… Cũng có cả những thợ làm móng "di động", khi khách hàng yêu cầu là tới tận nhà phục vụ khách.

Hiện giờ, trên các con phố Hà Nội đã xuất hiện các Salon sang trọng, chăm sóc móng chuyên nghiệp. Đối tượng phục vụ chính là dân văn phòng và giới trẻ Hà Nội.

Chị Phương Anh - chủ hai cửa hàng làm nail trên phố Nguyễn Hữu Huân, cho biết: Bản thân chị cũng đã làm nghề này 12 năm nay nhưng chưa bao giờ thấy nó phát triển như bây giờ. Không chỉ là những khách hàng thuộc tầng lớp giàu có mà là đủ mọi tầng lớp tìm đến. Làm móng chân móng tay đã trở thành một cách làm đẹp ngày càng "bình dân".

"Nếu như trước đây lương cao nhất cho mỗi thợ chỉ là 600.000/1 tháng, thì bây giờ tăng lên 800.000 đến 1.000.000/ 1 tháng (lương cứng). Chúng tôi sẽ tiếp tục mở thêm những "beauty" làm nail mới.

Nhưng quả thực, khi nghề này phát triển thì sự cạnh tranh cũng tăng lên. Nó đòi hỏi người làm nghề phải chuyên sâu, nâng cao tay nghề và biết nắm bắt thị hiếu, xu hướng mới", chị Phương Anh nói.

Thực sự, làm nail là một nghề đòi hỏi tính óc thẩm mỹ, tỉ mỉ và sáng tạo. Vì là làm đẹp nên đó cũng là nghệ thuật và người thợ làm móng, vẽ móng như người "làm dâu trăm họ". Mỗi khách hàng đều có thẩm mĩ riêng nên cần phải biết phục vụ khéo léo và tận tình mới có thể giữ được khách.

Theo chị Huyền, một người mới vào nghề: “Khách hàng mỗi người một tính cách, một ý thích nên mình cần hỏi ý kiến khách hàng kĩ trước khi làm.

Khi cắt tỉa móng cũng phải thật nhẹ nhàng, nếu không sẽ làm chảy máu, hoặc hỏng móng. Cũng có khi mình làm xong rồi nhưng khách không thích hay mình nhỡ tay chỉ vẽ không đúng một chi tiết nhỏ thì phải vẽ lại. Vì số lượng khách mình làm mỗi ngày liên quan đến tiền lương nhận được nên mỗi người phải có bí quyết giữ khách hàng cho riêng mình”.

Nghề làm móng 'đặt hai chân' vào Hà Nội ảnh 2

Móng vẽ với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật số

Cần nơi đào tạo

Giới trẻ đi học làm móng ngày càng nhiều, cũng có khi là học vì sở thích, cũng có người học để lấy nghề. Nhưng hầu hết đều học kết hợp ở các cửa hiệu làm móng, nếu không có khi phải vào tận Sài Gòn để học.

Trong khi đó, ở Mỹ có tới 2.390 trường dạy nghề, 9.953 công ty cung cấp dịch vụ này. Người Việt Nam sang Mỹ hành nghề làm nail có một số lượng không nhỏ.

Hiện ở Hà Nội cũng có các khóa đào nghề, tiền học thu tùy theo người dạy. Ở một Beauty Club như Ever có hai khóa dạy, nếu chỉ học vẽ móng không giá 5 triệu/ 1tháng/ 1khóa; nếu học cả tất cả các kĩ năng vẽ móng, đắp móng…, giá 10 triệu/ 2tháng/ 1khóa.

Những khóa học như thế này trước mắt cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu học làm móng hiện nay. Nhưng trong tương lai không xa, sẽ cần thêm những trung tâm đào tạo nghề chuyên sâu, bài bản hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Chị Hương - người mới học làm nail được 3 tuần chia sẻ: “Gia đình tôi hiện sống ở bên Đức. Lần này, nhân cơ hội về Việt Nam chơi tôi đã tranh thủ đi học nghề, sau khi học xong sẽ sang Đức mở cửa hiệu chăm sóc móng. Ở bên đó, dịch vụ chăm sóc móng rất phát triển".

"Sở dĩ tôi về Việt Nam học là vì người Việt Nam mình rất khéo tay, lối vẽ cũng nhẹ nhàng (người nước ngoài rất thích), kiểu vẽ lại phong phú đa dạng. Khi nghề nail đến với đất Hà Nội thì theo tôi nó đã được nâng lên một cấp, đó là tính nghệ thuật và sự tinh tế. Người Hà Nội không hề thích cách làm móng lòe loẹt... Và tôi biết, một số nơi đã cho khách hàng chọn lựa mẫu móng được vẽ trên thiết bị kỹ thuật số.

Theo NetLife

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.