Nghỉ học vì dịch cúm, trẻ em nghèo vùng sâu theo người lớn đi hái 'lộc trời'

Các nữ sinh mang rau, quả ra chợ ven đường bán để giúp đỡ cha mẹ
Các nữ sinh mang rau, quả ra chợ ven đường bán để giúp đỡ cha mẹ
TPO - Chưa bao giờ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh Lâm Đồng lại kéo dài đến vậy. Nhiều học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa tranh thủ thời gian rảnh rỗi để theo người lớn lên rừng hái đót, bẻ măng, đào rễ sâm… kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 của học sinh ở Lâm Đồng chưa tới 10 ngày nhưng để phòng chống dịch gây ra bởi virus corona (tên mới là Covid-19) nên kỳ nghỉ này kéo dài hơn 3 tuần.

Trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa có thêm thời gian rảnh rỗi theo cha mẹ trèo đèo, lội suối hướng về cánh rừng xa để hái đót bán cho các cơ sở bện chổi. Đót thường mọc ở những nương rẫy bỏ hoang 2-3 năm hay dọc theo các triền núi, sườn đồi; trổ bông sai quằn một lần trong năm, thường bắt đầu vào tháng Chạp âm lịch và việc thu hoạch kéo dài đến hết tháng 2 năm sau.

Nghỉ học vì dịch cúm, trẻ em nghèo vùng sâu theo người lớn đi hái 'lộc trời' ảnh 1 Đót trổ bông bên sườn núi.

Với những người mới thử đi hái đót lần đầu như chúng tôi, tay chân lóng ngóng nên rất dễ bị lá đót và các loại cây bụi có gai sắc cào vào da thịt đến tướm máu, trong khi đám trẻ miền núi ít bị những tai nạn như thế vì các em rất thạo việc.

Nghỉ học vì dịch cúm, trẻ em nghèo vùng sâu theo người lớn đi hái 'lộc trời' ảnh 2 Đót trổ bông sai quằn

Phấn của bông đót khi tuốt bay tứ tung, dính vào người khiến chúng tôi cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nhưng đám trẻ dường như đã miễn nhiễm. Các em vừa tuốt đót, vừa trêu ghẹo nhau rất vui vẻ.

Từ sáng sớm đám trẻ ở xã Đạ Tông (huyện nghèo Đam Rông, Lâm Đồng) đã í ới gọi nhau theo người lớn lội rừng cho đến khi mặt trời khuất bóng mới trở về với những bó đót nặng trĩu trên vai.

Nghỉ học vì dịch cúm, trẻ em nghèo vùng sâu theo người lớn đi hái 'lộc trời' ảnh 3 Bó đót tươi trĩu nặng trên vai.

Hiện 1 kg đót tươi có giá từ 5.000-6.000 đồng/kg, tùy vào chất lượng bông đót. Người lớn có thể tuốt được 30-40 kg đót tươi/ngày, trên dưới 200.000 đồng, còn những đứa trẻ tuổi 14-15 như Ha Liên, Ha Huynh chỉ hái được khoảng từ 10 -15 kg, bán được từ 50-80 ngàn đồng.

Theo già Liêng Hót Ha Chong, mùa đót trổ bông trên cao nguyên miền Thượng là mùa đổi gạo, mùa dành dụm số tiền ít ỏi để đóng tiền lớp tiền trường, mua sắm dụng cụ học tập trong học kỳ II.

Một số trẻ em khác thì theo cha mẹ vào rừng đào rễ sâm, bẻ măng, hái rau rừng mang ra chợ huyện bán kiếm tiền. Một mớ rau chỉ vài ngàn đồng, măng bán được trên dưới 10.000 đồng/kg, còn rễ sâm gần 100 ngàn đồng/kg.

Nghỉ học vì dịch cúm, trẻ em nghèo vùng sâu theo người lớn đi hái 'lộc trời' ảnh 4 Hái măng rừng mang ra đường bán.

Khi đi rừng, đám trẻ còn tìm những ống tre, chạc cây rừng để cắt, gọt thành những cái ná để bắn chim, săn thỏ trong rừng hoặc những cái chong chóng để cùng nhau vui chơi trên những sườn đồi lộng gió.

Nghỉ học vì dịch cúm, trẻ em nghèo vùng sâu theo người lớn đi hái 'lộc trời' ảnh 5 Trò chơi dân dã của trẻ em vùng sâu.
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.