Người châu Á ngày càng 'ngại' kết hôn

Người châu Á ngày càng 'ngại' kết hôn
Theo báo cáo mới đây của The Economist, người châu Á, vốn giữ quan niệm truyền thống về hôn nhân, đang chạy theo xu hướng kết hôn muộn hoặc sống độc thân suốt đời.

Tuổi kết hôn trung bình của những người thuộc tầng lớp thượng lưu tại châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong đã tăng tới 29 – 30 tuổi đối với phụ nữ và 31- 33 tuổi đối với nam giới.
Riêng tại Singapore, có tới 27% cử nhân ĐH không chịu kết hôn dù đã sang tuổi trung niên (tức 40 – 44 tuổi). Hơn 20% phụ nữ Đài Loan sắp qua 30 vẫn độc thân. Xu hướng này thậm chí còn rõ rệt hơn tại Tokyo với 35% phụ nữ trong độ tuổi này thờ ơ với cuộc sống gia đình.

Ngày càng nhiều phụ nữ châu Á “so đo” tầm quan trọng giữa công việc và hôn nhân, báo cáo này nhấn mạnh. Chính những quan niệm truyền thống trong hôn nhân đã khiến phụ nữ châu Á cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng giữa vai trò của một người chăm sóc gia đình và một công dân làm tốt công tác xã hội. Rất nhiều người mạnh dạn từ bỏ hôn nhân để theo đuổi lợi ích công việc.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi trào lưu này nhưng chính sự mất cân bằng giới tính sẽ khiến số đàn ông tới tuổi lập gia đình áp đảo so với phụ nữ tại hai nước này vào năm 2050.

Tuy nhiên, The Economist cũng nhấn mạnh, xu hướng trên sẽ làm “xói mòn trên diện rộng” nhưng không đủ sức “phá vỡ” quan niệm truyền thống về hôn nhân của người châu Á.

Theo Mai Anh
Báo Đất Việt/Theo Asiaone

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.